Xin hỏi mức độ như thế có nguy hiểm lắm không?
Trần Thị Thu (Vĩnh Phúc)
Thời kỳ đầu xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da xạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục… nặng hơn có những biểu biện do biến chứng của bệnh như nôn ra máu và đại tiện phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, suy thận, các chứng trạng nhiễm trùng, xơ gan…
Các thương tổn trong xơ gan thường không thể hồi phục được hoàn toàn nhưng có thể làm chậm hoặc ngăn cản các thương tổn này bằng việc điều trị hợp lý. Hiện chưa có cách nào có thể điều trị đặc hiệu hay làm đảo ngược lại quá trình bệnh lý. Điều trị xơ gan căn cứ vào nguyên nhân và mức độ thương tổn của gan. Trong đợt tiến triển điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn đủ chất, đủ calo, nhiều sinh tố, đạm; hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù. Dùng thuốc tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12; glucocorticoid trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virus, xơ gan ứ mật; các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm như testosterone; khi protein trong máu giảm nhiều dùng các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp; Khi có phù, cổ trướng to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ định…Nếu bị viêm gan B đã sang giai đoạn xơ gan có chảy máu thực quản là ở giai đoạn khá nặng, nguy cơ chuyển sang ung thư gan là khoảng 25%. Bạn cần đưa người nhà đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị tích cực.