Phát biểu khai mạc Hội thảo PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: BHYT đã thực sự trở thành một trong các nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Sau 02 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực, đã có 80% dân số tham gia BHYT, trên 2.000 cơ sở khám chữa bệnh các tuyến và khoảng 10.000 cơ sở y tế tuyến xã đã khám chữa bệnh cho khoảng 130 triệu lượt người có thẻ BHYT mỗi năm, chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ nét, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.
PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: BHYT đã thực sự trở thành một trong các nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT đã được xây dựng tương đối đầy đủ, đồng bộ, tạo cơ chế pháp lý để đạt mục tiêu BHYT toàn dân gồm: Luật BHYT, Nghị Định số 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT, Thông tư của Bộ Y tế … đang triển khai hiệu quả đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.
Mặc dù đạt được những kết quả rất quan trọng song trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHYT và Nghị định 105/2014/NĐ-CP, các thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT cũng xuất hiện những hạn chế, bất cập, một số quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau, có những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và cả những quy định cần được điều chỉnh do có những chính sách mới được ban hành.
Để Hội thảo đạt kết quả, Thứ trưởng rất mong muốn nhận được những ý kiến thẳng thắn, có trách nhiệm , xuất phát từ thực tế của các sở y tế, BHXH các tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là những giải pháp cụ thể để sửa đổi Nghị định 105 nhằm giải quyết được những khó khăn, vướng mắc hiện nay, đáp ứng với nhu cầu của sự phát triển.
Hội thảo được nghe Lãnh đạo Vụ BHYT trình bày Dự thảo sửa đổi Nghị định 105/2014/NĐ-CP gồm 10 Chương với 42 điều. Hầu hết đại biểu tập trung thảo luận, chia sẽ, góp ý và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể về những nội dung cơ bản Dự thảo sữa đổi, trong đó có những điểm được điều chỉnh, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới tập trung các nhóm vấn đề: Về đối tượng tham gia BHYT; Tăng mức đóng và mức hộ trợ BHYT; Quyền lợi của người có BHYT; phân bổ và quản lý quỹ BHYT; hợp đồng khám và chữa bệnh; qui định điều kiện của giám định viên; tin học hóa khám chữa bệnh BHYT…
Hội thảo cũng giành nhiều thời gian thảo luận chuyên đề về BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi như: chính sách pháp luật, chính sách BHYT, thực trang, thách thức, giải pháp và khám điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt nam.
Kết quả của Hội thảo là cơ sở để Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, trình Chính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất.