Xét nghiệm nội tiết tố nữ và 6 chỉ số cần biết

22-05-2024 19:51 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Xét nghiệm nội tiết tố ở phụ nữ thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ. Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ làm những gì?

Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máuNhững điều cần biết về xét nghiệm công thức máu

SKĐS - Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một loạt các xét nghiệm nhằm đánh giá và theo dõi chức năng, tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. 

Dựa vào kết quả của những xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, đồng thời phát hiện sớm các rối loạn trong nội tiết tố nếu có.

1. Ai nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố?

Nồng độ của nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:

  • Xét nghiệm LH và FSH: Từ ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xét nghiệm Progesterone: Ngày thứ 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
Các xét nghiệm Testosterone, Estradiol và Prolactin có nồng độ khá ổn định, nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào. 
Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chỉ số Estradiol nếu chị em gặp các triệu chứng như:
  • Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
  • Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vô sinh.
  • Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Xét nghiệm nội tiết tố ở phụ nữ thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ.

Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nội tiết tố nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu mãn kinh: Khô âm đạo, bốc hỏa hoặc khó ngủ ở người dưới 40 tuổi.
  • Khó mang thai hoặc giữ thai.
  • Dấu hiệu mang thai: Trễ kinh, ngực mềm, buồn nôn và đi tiểu thường xuyên.
  • Chảy máu âm đạo bất thường (bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc chảy máu khi kỳ kinh đã kết thúc).
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh nguyệt.
  • Mọc mụn.
  • Số lượng tóc phát triển bất thường.

Xét nghiệm nội tiết tố cũng được sử dụng để phát hiện tình trạng tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ và phụ nữ sắp sinh. Các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp bao gồm:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Cơ thể lạnh đi.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi.
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều.
  • Cáu gắt.
  • Khó ngủ.
  • Thay đổi da hoặc tóc.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ và 6 chỉ số cần biết- Ảnh 2.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một loạt các xét nghiệm.

2. Các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 6 xét nghiệm, là xét nghiệm chỉ số LH, FSH, Progesterone, Estradiol, Prolactin, Testosterone.

- Chỉ số LH

Xét nghiệm LH là một xét nghiệm để đánh giá sự hoạt động của hệ thống sinh sản cơ thể. LH được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên và kích thích buồng trứng sản xuất Estradiol. Nồng độ LH cao đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang.

Nồng độ LH trung bình dao động từ 0,8 đến 26 IU/L. Nồng độ LH tăng cao cũng cảnh báo nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. Đây là một hội chứng khá phổ biến ở phụ nữ và gây giảm chức năng sinh sản.

- Chỉ số FSH

FSH là một hormone nội tiết có ảnh hưởng lớn đến cơ quan sinh dục và quá trình sinh sản ở nữ giới. FSH sẽ kích thích tế bào noãn phát triển và bài tiết Estrogen. Vì vậy, nếu FSH cao hơn mức bình thường có thể cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng kém hoặc tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Thông thường chỉ số FSH sẽ rơi vào khoảng từ 1,4 – 9,6 IU/L. Dựa vào xét nghiệm FSH có thể xác định được thời điểm phóng noãn và tình trạng của buồng trứng. Đồng thời còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu rối loạn tuyến yên và các bệnh lý liên quan đến buồng trứng khi thực hiện cùng một số xét nghiệm khác.

- Chỉ số Progesterone

Progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản ở người phụ nữ, bởi nó có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. 

Đặc biệt, đối với thai phụ thì Progesterone cần được duy trì ở mức cao nhằm bảo vệ cho thai nhi. Tuy nhiên, với những phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone chỉ nên duy trì trong khoảng từ 5 – 20 ng/mL.

Việc Progesterone trong cơ thể vượt quá mức này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu cực như chán nản, mất ngủ, tăng cân, tức ngực, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt...

Xét nghiệm Progesteron sử dụng để đánh giá phụ nữ gặp vấn đề kinh nguyệt hoặc mang thai, giúp bác sĩ có thể biết được có bất thường về rụng trứng. Biết được khả năng rụng trứng hay nguyên nhân mang thai, phụ nữ có thể lựa chọn điều trị khắc phục. 

Ngoài ra, nếu thai phụ bị nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, hoặc nguy cơ sảy thai, thai nhi phát triển không bình thường, thì xét nghiệm Progesteron cũng được chỉ định.

- Chỉ số Estradiol

Estradiol là dạng phổ biến nhất của Estrogen do buồng trứng tiết ra và là chỉ số chính trong xét nghiệm Estrogen. Nồng độ Estradiol cao trong máu có thể gây đau đầu, rụng tóc, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư vú.

Nồng độ Estradiol được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL. Estradiol giảm có thể do suy tuyến sinh dục hoặc dậy thì muộn.

- Chỉ số Testosterone

Testosterone không chỉ là nội tiết tố nam mà còn tồn tại trong cơ thể của phụ nữ. Hormone này có vai trò giúp kích thích và gia tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ. 

Lượng testosterone thường dao động trong khoảng từ 15 đến 70 mg/dL và xét nghiệm này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào vì kết quả sẽ không bị ảnh hưởng.

Nồng độ quá cao Testosterone có thể là dấu hiệu của các bệnh u hiếm gặp hoặc bệnh đa nang buồng trứng

- Chỉ số Prolactin

Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Hormone này ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách ức chế các hormone sinh sản. Vì vậy, phụ nữ cho con bú có nồng độ Prolactin cao là điều hoàn toàn bình thường. 

Tuy nhiên, nồng độ Prolactin bình thường ở nữ giới trên ngưỡng an toàn có thể dẫn đến vô sinh. Nồng độ Prolactin thường dao động từ 127 đến 637 μU/mL.

Xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của các chỉ sốXét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của các chỉ số

SKĐS - Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất của cơ thể, bởi chứa phần lớn các chất cặn bã được đào thải ra bên ngoài. Những thay đổi về các chỉ số hóa lý từ nước tiểu đưa đi xét nghiệm sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hóa của cơ thể tại thời điểm đó.

BS. Bùi Văn Tân
Ý kiến của bạn