Ung thư dạ dày và thực quản chiếm khoảng 1,4 triệu ca chẩn đoán ung thư mới mỗi năm trên toàn thế giới.
Cả hai loại ung thư này thường được chẩn đoán muộn vì các triệu chứng mơ hồ, điều này có nghĩa tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với cả hai loại ung thư này chỉ là 15%. Hiện nay, phương pháp chấn đoán ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày phổ biến nhất là nội soi, một phương pháp tốn kém, xâm lấn có thể gây ra một số biến chứng.
Sheraz Markar từ ĐH Hoàng gia London, cho biết: “Xét nghiệm hơi thở có thể được sử dụng như một xét nghiệm không xâm lấn hàng đầu giúp giảm số ca nội soi không cần thiết. Về lâu dài, điều này có thể cũng có nghĩa là chẩn đoán và điều trị sớm hơn và tỷ lệ sống thêm lâu hơn”.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có sự khác biệt về hàm lượng các hóa chất đặc biệt - butyric, axit pentanoic, axit hexanoi, butanal và decanal ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày và thực quản và những bệnh nhân có các triệu chứng đường tiêu hóa trên nhưng không bị ung thư.
Trong nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Ung thư châu Âu năm 2017 ở Hà Lan, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu hơi thở từ 335 người để đo hàm lượng 5 hóa chất để tìm ra những người tương thích với tín hiệu hóa học chẩn đoán ung thư.
Kết quả chỉ ra rằng xét nghiệm này có độ chính xác 85%, nghĩa là xét nghiệm hơi thở là một xét nghiệm hiệu quả trong việc tìm ra những người bị ung thư (độ nhạy 80%) và cũng xác định chính xác những người không bị ung thư (độ đặc hiệu 81%).