Mất thị lực ở bệnh nhân bị glôcôm được gây ra bởi sự chết tế bào ở võng mạc phía sau mắt. Sự chết tế bào này được gọi là chết tế bào theo chương trình.
Kỹ thuật mới DARC (phát hiện chết tế bào theo chương trình) sử dụng chỉ dấu huỳnh quang được phát triển đặc biệt gắn với protein tế bào khi tiêm vào bệnh nhân. Các tế bào bị ốm xuất hiện dưới dạng các điểm huỳnh quang trắng trong quá trình khám mắt.
Theo nhà nghiên cứu chính, GS Francesca Cordeiro ở Viện Nhãn khoa UCL, việc phát hiện sớm bệnh glôcôm là rất quan trọng vì các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Mặc dù việc phát hiện bệnh đã được cải thiện nhưng hầu hết bệnh nhân đã bị mất 1/3 thị lực tại thời điểm họ được chẩn đoán. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra chết tế bào cá nhân và phát hiện các dấu hiệu sớm nhất của bệnh glôcôm. Mặc dù bệnh không thể chữa khỏi, nhưng kết quả của nghiên cứu này có nghĩa là có thể điều trị trước khi các triệu chứng bắt đầu.
Bệnh glôcôm ảnh hưởng đến khoảng 60 triệu người trên thế giới, trong đó cứ 10 người thì có 1 người bị mất thị lực toàn phần ở cả hai mắt.
Các thử nghiệm lâm sàng ban đầu được thực hiện ở một số lượng nhỏ bệnh nhân glôcôm và được so sánh với các thử nghiệm trên những người khỏe mạnh. Thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy xét nghiệm này là an toàn đối với bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu tin rằng xét nghiệm này có khả năng phát hiện những tình trạng thoái hóa thần kinh khác bao gồm bệnh Parkinson, Alzheimer và xơ cứng rải rác.