Đừng gọi “cơn thiếu máu não thoáng qua”, hãy gọi đó là “cơn đột quỵ nhẹ”!
Thiếu máu não thoáng qua - Đột quỵ nhẹ: Hiểu sao cho đúng!
Thiếu máu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).
Có rất nhiều trường hợp điển hình: Nhiều người khi vào viện đều chia sẻ với với bác sĩ là mình đang nói chuyện bình thường nhưng sau đó rồi bị nói đớ, hoặc họ gọi tên một người đồng nghiệp bỗng dưng bị sai tên.
Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo cơn mất ý thức choáng qua. Tức là ta đang kiểm soát cơ thể một cách bình thường nhưng rồi ta té ngã, mất ý thức. Có người đang đi ngoài đường bỗng dưng té quỵ chỉ trong vòng 10 giây, rồi họ phục hồi trở lại khoảng vài giây sau đó.
Có những người không nói với bác sĩ là bị yếu tay, yếu chân nhưng kể lại rằng họ đang ăn cơm bình thường, bỗng dưng rớt đũa rồi rớt chén, hoặc một người đang cầm viết bình thường, thình lình viết nguệch ngoạc, chữ rất xấu, không kiểm soát được tay của mình. Đó là dấu hiệu điển hình của cơn thiếu máu não vừa thoáng qua.
Chóng mặt và xây xẩm là một cách nói chung chung. Có một số người bị tối sầm mắt, cơ thể giống như căn phòng bị cúp điện đột ngột, sau đó tự động có điện trở lại, mắt nhìn thấy trở lại. Đây cũng là dấu hiệu điển hình của cơn thiếu máu não thoáng qua.
TS.BS Trần Chí Cường cho biết: “Nếu ai đó có 3-4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của tiền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.”
Với quan điểm về cơn thiếu máu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó chỉ lành tính thôi rồi sau phục hồi. Tuy nhiên thống kê sau này cho thấy 80% số người có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ thực sự trong vòng khoảng 6 tháng (trong vòng 6 tháng, nếu 100 người có dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình thì sẽ có 80 người rơi vào tình trạng đột quỵ thực sự). Đó là con số khổng lồ. Người bị đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch máu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ người bệnh sẽ rơi vào cơn thiếu máu não thực sự, sau đó họ đột quỵ, nặng hơn là diễn tiến đến hôn mê.
Vì vậy, đừng bao giờ sử dụng cụm từ “thiếu máu não thoáng qua” như trước đây. Ta sẽ chuyển qua chữ tiền đột quỵ hoặc là đột quỵ nhẹ để mọi người nhận thức rõ đột quỵ nhẹ có thể trở thành đột quỵ nặng.
Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân khi bị máu nhiễm mỡ - cẩn thận đột quỵ đến gần!
Khi ta phát hiện một ai đó bị đột quỵ nhẹ - có biểu hiện rõ các triệu chứng: Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, chúng ta cần đưa người đó tìm một chỗ nghỉ ngơi. Ta cần xem người đó có bệnh nền quan trọng hay không. Ví dụ như người đó đang uống thuốc tiểu đường, hôm nay không uống. Một người đang điều trị huyết áp không uống thuốc mấy ngày nay. Một người điều trị bệnh tim, ngày hôm nay cũng không dùng thuốc hay bệnh trở nặng bây giờ… Người đó có tiền sử mắc cục máu đông hay máu nhiễm mỡ hay không...
Không thể phòng ngừa hay ngăn chặn đột quỵ hoàn toàn, bởi đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố. Khi ta phát hiện một ai đó bị đột quỵ nhẹ - có biểu hiện rõ các triệu chứng: Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, chúng ta cần đưa người đó tìm một chỗ nghỉ ngơi và cần xem người đó có bệnh nền quan trọng hoặc tiền sử bệnh nào hay không? Đặc biệt là những người trên 50 tuổi, hệ mạch máu đang ở giai đoạn dần lão hóa, rất khó để kéo về tuổi 20 và có nguy cơ có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Nhưng một điều tuyệt vời chính là chúng ta có thể đẩy lùi được những yếu tố nguy cơ đột quỵ bằng cách bỏ đi những hoạt động sai lầm, ý thức kém, do chúng ta gây ra. Hãy từ giã hút thuốc, rượu bia! Nên tập thể dục thường xuyên, tăng cường lối sống lành mạnh, ăn uống những thực phẩm sạch, kiểm soát cân nặng nhằm tránh thừa cân béo phì, kiểm tra đường huyết và huyết áp thường xuyên. Những yếu tố đó cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ đột quỵ.
Nếu đã xảy ra tai biến hay bị đột quỵ nhẹ, chúng ta cần phải đi tầm soát ngay để ước chừng được nguy cơ của chúng ta đến đâu và ta sẽ xử lý với mức độ phù hợp.
Đôi khi ý thức cũng đã giúp cho người bệnh có được cuộc sống tốt đẹp, kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của mỡ máu là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice) và cục máu đông là enzym nattokinase có chứng nhận JNKA, chúng ta có thể kiểm soát được bệnh tật một cách tốt nhất có thể so với trước đây.
NattoEnzym Red Rice chứa men gạo đỏ giúp hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông. NattoEnzym Gạo Đỏ mang công thức “2 trong 1” chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu cho người có nguy cơ đột quỵ kèm mỡ máu cao. - Hoạt chất Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể. - Men gạo đỏ (Red Rice) thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên gấp bội. Trong tổng liều sử dụng 2 viên mỗi ngày, sản phẩm NattoEnzym Red Rice cung cấp 2.000FU Nattokinase - hàm lượng chuẩn giúp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tốt nhất theo khuyến nghị của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) và bổ sung thêm 100mg men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu hiệu quả. Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/ XNQC-ATTP Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |