Xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới tại cơ sở

17-08-2023 13:55 | Giới tính
google news

SKĐS - Triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều hoạt động phù hợp với từng đối tượng để triển khai, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình mới tại các thôn đặc biệt khó khăn.

Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Trong giai đoạn 1 từ 2021-2025, Dự án 8 ưu tiên tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới tại cơ sở- Ảnh 1.

Hội LHPN huyện Lâm Hà trao tặng loa cầm tay để các Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện công tác tuyên truyền. Ảnh: Tuấn Hương

Lâm Hà là một trong 7 huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện Dự án 8. Hiện Dự án đang được triển khai tại 14 thôn, tổ dân phố vùng DTTS đặc biệt khó khăn thuộc 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lâm Hà.

Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã chỉ đạo Hội LHPN xã, thị trấn thành lập 14 Tổ truyền thông cộng đồng tại 14 thôn, tổ dân phố; hỗ trợ nâng cấp 1 địa chỉ tin cậy tại xã Phi Tô; hỗ trợ thành lập mới 1 địa chỉ an toàn tại xã Mê Linh; thành lập 3 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại Trường TH&THCS Reteing (Phú Sơn), Trường THCS Võ Thị Sáu (Đạ Đờn), Trường THCS Lê Văn Tám (Tân Thanh).

Việc triển khai thực hiện Dự án 8, nhất là xây dựng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" đã tạo sự chuyển biến, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng DTTS, loại bỏ định kiến giới, hủ tục, thói quen lạc hậu. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, trẻ em trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng đã tổ chức truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng, chống buôn bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng... cho cán bộ, hội viên, phụ nữ. Qua đó, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ trong vùng đồng bào DTTS tiếp tục được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao.

Trảng Bom, Đồng Nai: Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giớiTrảng Bom, Đồng Nai: Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới

SKĐS - Hội LHPN tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số và người dân là người dân tộc thiểu số tại xã Sông Thao (huyện Trảng Bom).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đào tạo cô đỡ thôn bản - Khó khăn và thách thức.


PV
Ý kiến của bạn