Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Y tế, UBQG phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm và VUSTA tổ chức trong hai ngày 25-26/9/2014 tại Hà Nội nhằm khẳng định vai trò, hiệu quả của các tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ trong nước đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động và khuyến nghị các giải pháp nhằm duy trì hiệu quả hoạt động và tính bền vững của hệ thống cộng đồng.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam mới chỉ giảm xu hướng gia tăng hàng năm và vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật. Khoảng 80% kinh phí phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta là từ viện trợ. Để có thể hướng đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, cần nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu dựa vào viện trợ sang lồng ghép vào hệ thống y tế, phân cấp và dựa vào ngân sách trong nước (chủ yếu là ngân sách nhà nước và BHYT) và huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS, trong đó bao gồm hỗ trợ huy động nguồn lực, nâng cao năng lực, hỗ trợ tài chính, chuyển giao các hoạt động mà các tổ chức cộng đồng có thế mạnh...
Thu Hương