Các nhà khoa học Trường đại học Cardiff cùng các cộng sự tại Trường đại học Cambridge nghiên cứu về khả năng dự đoán của não bộ con người. Họ cho biết, dựa vào xu hướng làm sáng tỏ thế giới xung quanh của não bộ tình trạng ảo giác xảy khi con người sử dụng các kiến thức đã biết và các dự đoán. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tiến hành kiểm tra xem liệu việc não bộ tạo ra hình ảnh của thế giới có góp phần gây ra chứng rối loạn tâm thần ở con người hay không.
Nghiên cứu khảo sát trên 18 người có dấu hiệu rối loạn tâm thần nhẹ và 16 người có sức khỏe bình thường. Tất cả các tình nguyện viên đều được cho xem các bức hình đen trắng mập mờ và được hỏi về ý nghĩa của nó. Sau đó, họ tiếp tục được cho xem bức hình đầy đủ màu nguyên bản để xem phản ứng của não bộ đối với hình ảnh khó hiểu trước đó. Kết quả, ở nhóm người có dấu hiệu rối loạn tâm thần nhẹ có sự hình dung lớn hơn hẳn so với những người bình thường.
“Phát hiện này chỉ cho chúng ta thấy rằng, sự xuất hiện các triệu chứng cơ bản của bệnh tâm thần là do sự mất cân bằng trong chức năng não bình thường. Quan trọng hơn, phát hiện này cho thấy những triệu chứng và trải nghiệm ảo giác không phản ánh rằng não bộ đó “bị gãy vỡ” nhưng cho thấy một sự đấu tranh - theo cách rất tự nhiên để não biến các dữ liệu tiếp nhận vốn không rõ ràng trở nên rõ ràng hơn” - nhà khoa học Naresh Subramaniam thuộc Đại học Cambridge cho biết.
Hà Anh (Theo BBC)