Ông Ramzan Ali đến từ thành phố Christchurch kể, tôi đã phải chứng kiến những người đồng bào Hồi giáo của mình bị bắn gục ngay bên cạnh. “Tôi đã quá may mắn, có thể nói rằng tôi đã được ban phước”, ông Ramzan nói.
Chiều ngày 15/3, cảnh sát New Zealand đã xác nhận đến thời điểm này có 49 người thiệt mạng, 48 người bị thương trong 2 vụ thảm sát tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch. Hiện có 4 kẻ tình nghi bị bắt giam trong đó có 3 nam và 1 nữ. Cảnh sát cũng phát hiện nhiều thiết bị nổ cải tiến được gắn trên các phương tiện như một phần của vụ tấn công. Lực lượng chức năng sau đó đã vô hiệu hóa những thiết bị này.
Thủ tướng Jacinda Ardern gọi đây là "một trong những ngày đen tối nhất" của đất nước, đồng thời tuyên bố thủ phạm "sẽ không có chốn nương thân ở New Zealand". Người đứng đầu Chính phủ New Zealand đã gọi vụ xả súng hàng loạt là các cuộc tấn công khủng bố.
Ông Ramzan Ali
Ông Ali, 62 tuổi, ông là nhân chứng chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc thảm sát và là người cuối cùng rời khỏi nhà thờ. Ông cho biết, ông thường xuyên tham dự các buổi cầu nguyện vào thứ 6 hàng tuần ở nhà thờ Hồi giáo này. Vào thời điểm đó, có khoảng 300 tín đồ Hồi giáo có mặt trong nhà thờ. Khi bắt đầu buổi lễ thì xảy ra vụ nổ súng.
“Tôi thấy mọi người chạy toán loạn ra các cửa. Tuy nhiên để sơ tán 300 người một lúc ra khỏi chỗ này không phải dễ dàng vì trong 2 cửa chính thì hung thủ đã đi qua 1 cửa, có thêm 2 cái cửa ở 2 bên nữa.”.
Ali kể ông đã nấp dưới một cái ghế băng cho dù có thể vẫn bị nhìn thấy, tuy nhiên tình huống lúc đó không có chỗ nào ông có thể ẩn nấp được. Anh họ tôi ngồi ngay cạnh tôi và giữ tôi lại.
Hình ảnh tay súng bắt đầu tấn công nhà thờ
Ông Ali nói, vụ nổ súng bị gián đoạn khoảng 7 lần khi kẻ nổ súng dừng lại để nạp đạn. “Lúc đó tôi chỉ kịp nghĩ rằng bao giờ thì kẻ này hết đạn, tôi chỉ mong đến lúc đó”, ông Ali cho biết. Vào lúc ai ai cũng hoảng sợ, kẻ cầm súng ra hiệu qua một người đàn ông đang ngồi ở cửa chính tiến lại lần. Và kẻ đó không ngần ngại bắn ngay vào ngực người đàn ông đó. “Tôi chỉ kịp nhìn thấy rất nhiều máu, ông ta đã chết ngay trước mặt tôi”, Ali nhớ lại.
Ông Ali cho biết “Tôi là người cuối cùng thoát khỏi nhà thời Hồi giáo vẫn còn sống. Khi đi ra tôi đã chứng kiến những cảnh kinh hoàng như thời chiến vậy, người chết la liệt ở hai phía cửa” . Ngay vào thời điểm đó, ông Ali đã để mất dấu người anh họ, ông hy vọng anh vẫn còn sống và chỉ bị thương. Nhiều người bình luận cho biết, họ cũng cảm thấy sốc và tưởng đây như một game hành động.
Sinh ra ở Fiji, Ali chuyển đến New Zealand vào năm 1989 và chuyển đến Christchurch 5 năm trước. Ông làm việc như một kiểm toán viên. Ông cho hay: “Người dân ở đây rất tốt, xung quanh chỗ tôi làm, chỗ tôi ở họ rất thân thiện. Ngay sau khi vụ xả súng xảy ra, rất nhiều người đã đến hỏi thăm và chia sẻ với tôi”.
Lập trang web nhận thông tin của nạn nhân vụ xả súng
Cánh sát New Zealand đang nỗ lực mọi cách để liên lạc với gia đình các nạn nhân. Hội chữ thập đỏ đã được cảnh sát yêu cầu mở trang web để người dân có thể thông báo về các trường hợp mất tích hoặc thông báo danh sách nạn nhân đang bị thương được điều trị tại viện.
Qua trang web này, người dân có thể thông báo cho gia đình, bạn bè và người thân rằng mình vẫn an toàn. Đây cũng là kênh để các gia đình có người mất tích tìm người thân. Ngoài ra còn có số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể thông báo đến cảnh sát về các trường hợp mất tích.
Cảnh sát cho biết, một trong số các nghi phạm là người Australia, người này đã phát video trực tiếp vụ xả súng trên mạng xã hội. Cảnh sát cho biết đang phối hợp với phía Australia để điều tra vụ việc. Thủ tướng Australia Morrison cũng cho biết sẽ hợp tác với New Zealand để điều tra sự thật. Sau vụ việc, New Zealand đã nâng mức độ cảnh báo lên cao nhất. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát New Zealand ông Mike Bush cho biết, đây là vụ khủng bố đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.