Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa thông qua tiêm chủng và sàng lọc.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm 2 liều vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cho tất cả các bé gái từ 9-14 tuổi.
Tất cả phụ nữ trưởng thành nên khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm những thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung, nếu không được điều trị, có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Việc sàng lọc nên bắt đầu sau 30 tuổi. Nếu kết quả âm tính, bạn nên làm xét nghiệm lại từ 3 đến 5 năm một lần.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung là việc làm đơn giản, hiệu quả, chi phí phải chăng và cần sẵn có ở mọi quốc gia, để tất cả phụ nữ đều có thể tiếp cận sàng lọc và có thể ngay lập tức tiếp cận điều trị khi cần.
Người phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình là người phụ nữ có sức mạnh làm chủ cuộc đời của chính họ.
Phát hiện sớm để được điều trị sớm! - WHO nêu rõ.
Các chuyên gia về ung thư tại Việt Nam cũng cho biết, ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ mắc phổ biến hàng đầu trong các ung thư sinh dục ở nữ giới hiện nay. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung không đáng ngại vì có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm.
Phần lớn những người mắc ung thư cổ tử cung không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật.
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung đó là chảy máu bất thường ở âm đạo như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ. Dịch âm đạo tiết ra bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Dấu hiệu của ung thư phát triển có thể bao gồm đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại ung thư cổ tử cung có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Để phòng ngừa và phát hiện điều trị bệnh sớm, chị em phụ nữ hãy chủ động đi khám và trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh để có một cuộc sống khỏe mạnh.
D.Hải



-
Gần 68.000 người Việt đã tiêm ngừa COVID-19, sớm nghiên cứu triển khai cơ chế "hộ chiếu vắc xin"
SKĐS - Sáng 18/4, Bộ Y tế cho biết đến nay đã có 67.789 người được tiêm ngừa COVID-19 tại 22 tỉnh, thành phố. Nhiều địa phương đang tích cực triển khai tiêm chủng đợt 2. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương hoàn chỉnh phương án và nghiên cứu triển khai cơ chế “hộ chiếu vắc xin” đối với từng loại đối tượng, từng nước, góp phần thực hiện mục tiêu kép -
-
Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang
-
Giả định có ca COVID-19 để kiểm tra cách xử trí tại bệnh viện tiếp nhận người khám lớn nhất Việt Nam
-
Bộ Y tế điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vắc xin COVID-19 của COVAX đợt 2
-
Lô thuốc giải độc Botulinum đầu tiên về đến Việt Nam
-
-
2 vợ chồng cấp cứu chống độc sau khi xông tinh dầu đuổi muỗi
-
TP.HCM khẩn trương tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 2 cho 3 nhóm đối tượng
-
Chiều 17/4: Thêm 8 ca mắc COVID-19 tại Kiên Giang, Khánh Hoà và Đà Nẵng
-
Bộ trưởng Bộ Y tế cùng 4 Thứ trưởng kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ
-
Việt Nam có trên 6.200 người bị bệnh máu khó đông
-
Bộ Y tế thông tin về tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ nhập vắc xin phòng COVID-19
-
Phần lớn người Việt phát hiện ung thư giai đoạn muộn: Hợp tác để nâng cao chất lượng điều trị
-
Cuộc thi trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc