Hà Nội

WHO: Loại vaccin cúm A/H1N1 tại Việt Nam không gây chứng ngủ rũ

12-02-2011 10:12 | Quốc tế
google news

Trước thông tin 12 quốc gia báo cáo các trường hợp mắc chứng ngủ rũ (narcolepsy) liên quan đến việc tiêm vaccin cúm A/H1N1, TS. Graham Harrison, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống xung quanh vấn đề trên.

Trước thông tin 12 quốc gia báo cáo các trường hợp mắc chứng ngủ rũ (narcolepsy) liên quan đến việc tiêm vaccin cúm A/H1N1, TS. Graham Harrison, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo Sức khỏe & Đời sống xung quanh vấn đề trên.

 Vaccin chống cúm A/H1N1 trấn an phần nào nỗi lo đại dịch. Ảnh minh họa.
PV: WHO có bình luận gì về ghi nhận vaccin Pandemrix phòng cúm A/H1N1 gây ra triệu chứng ngủ rũ tại 12 quốc gia? Tại sao chứng ngủ rũ lại xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên (độ tuổi từ 4-19)?

TS. Graham Harrison: WHO ghi nhận báo cáo gần đây tại Phần Lan về việc tiêm phòng vắc xin Pandemrix có tác động tới việc tăng chứng ngủ rũ ở đối tượng tiêm phòng từ 4 19 tuổi. Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan (NIHW) tuyên bố nguyên nhân chứng ngủ rũ gia tăng gắn với vaccin cùng một số nhân tố khác. Tuy nhiên, NIHW cũng khẳng định bản chất của mối liên kết giữa chứng ngủ rũ và vaccin Pandemrix cần điều tra thêm và không nên kết luận bừa bãi về mối liên hệ này.

Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu khoa học để đánh giá mối liên hệ có thể có cũng như các nhân tố khác liên quan và quá trình này phải mất tới vài tháng. WHO hỗ trợ việc kiểm tra kỹ lưỡng bất kể mối liên hệ có thể có nào giữa vaccin phòng cúm A/H1N1 và chứng ngủ rũ. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm nghiệm khi có bằng chứng.

PV: WHO Việt Nam đã ghi nhận trường hợp ngủ rũ nào do tiêm phòng vaccin Pandemrix ở Việt Nam chưa?

TS. Graham Harrison: Ở Việt Nam chưa có thông báo nào liên quan tới chứng ngủ rũ do tiêm phòng vaccin phòng cúm.

PV: Có bao nhiêu liều vắc xin Pandemrix do GlaxoSmithKline sản xuất được sử dụng ở Việt Nam. Nếu các triệu chứng ngủ rũ xuất hiện, người tiêm phòng Pandemrix cần phải làm gì?

TS. Graham Harrison: Pandemrix chưa được Cục quản lý dược Việt Nam cấp phép, do đó loại vaccin này không được sử dụng tại Việt Nam.

Nhìn chung, nếu bất kỳ ai quan ngại về tác dụng phụ sau khi tiêm phòng bất kể loại vaccin nào, nên tham vấn với bác sĩ hoặc bệnh viện để được tiên lượng cụ thể.

PV: WHO làm gì để kiểm soát chất lượng vaccin ở người, trong đó có các loại vaccin phòng cúm?

TS. Graham Harrison: Ở cấp độ quốc gia, trách nhiệm kiểm soát phản ứng ngược của vaccin thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý quốc gia. WHO có thể cung cấp trợ giúp kỹ thuật nhằm thiết lập hoặc tăng cường hệ thống để thực hiện hiệu quả hơn khi chính phủ đề nghị.

Ở cấp độ toàn cầu, WHO đóng vai trò kiểm soát các báo cáo, kết quả nghiên cứu từ các cơ quan quản lý quốc gia về tác dụng ngược của vaccin. Khi một vấn đề mới về an toàn vaccin nảy sinh, Ủy ban Tư vấn toàn cầu về An toàn vắc xin (một ủy ban gồm các chuyên gia quốc tế) sẽ xem xét bằng chứng. Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược sẽ thảo luận và đưa ra kết luận. WHO có thể phát hành hướng dẫn kỹ thuật mới cho các nước khi cần thiết.

PV: Xin cảm ơn ông!

YẾN - VÂN (thực hiện)


Ý kiến của bạn
Tags: