WHO kêu gọi dùng bơm kim tiêm thông minh để phòng những căn bệnh chết người

24-02-2015 15:09 | Y học 360
google news

SKĐS - Bơm kim tiêm thông minh thế hệ mới được WHO khuyến nghị sử dụng bao gồm tính năng ngăn chặn chúng sẽ bị sử dụng lần thứ 2. Một số bơm kim tiêm có loại pít tông (ống đẩy) sẽ vỡ nếu người ta cố gắng kéo lại sau một mũi tiêm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà cung cấp y tế trên khắp thế giới chuyển sang dùng loại bơm kim tiêm chỉ sử dụng một lần để ngăn chặn hiệu quả hơn những căn bệnh chết người lây lan vì sử dụng chung kim tiêm.

Trong hướng dẫn mới được công bố vào ngày 23/2, cơ quan Y tế Liên Hợp Quốc đã đưa ra “khuyến nghị chi tiết nhằm nhấn mạnh giá trị tính năng an toàn đối với bơm kim tiêm, bao gồm các y cụ bảo vệ nhân viên y tế phòng chống thương tích.”

Việc tiêm thuốc bất cẩn đã khiến 1,7 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, trong đó có 315.000 người nhiễm viêm gan C và 33.800 người nhiễm HIV chỉ tính riêng năm 2010, theo một nghiên cứu được WHO tài trợ năm 2014.

“Bơm kim tiêm thông minh thế hệ mới được WHO khuyến nghị sử dụng bao gồm tính năng ngăn chặn chúng sẽ bị sử dụng lần thứ 2. Một số bơm kim tiêm có loại pít tông (ống đẩy) sẽ vỡ nếu người ta cố gắng kéo lại sau một mũi tiêm.

Các loại bơm kim tiêm khác có kẹp kim loại ngăn pít tông sẽ bị kéo lại sau khi được sử dụng và một loại có kim tiêm thụt vào sau khi tiêm

“Việc sử dụng bơm kim tiêm an toàn cực kỳ quan trọng để bảo vệ người dân trên toàn thế giới không bị nhiễm HIV, viên gan và các loại dịch bệnh khác nhau”, ông Gottfried Hirnschall, giám đốc Văn phòng HIV/AIDS trực thuộc WHO nhấn mạnh.

“Việc này nên trở thành ưu tiên cấp bách đối tất cả các quốc gia,” ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, những loại kim tiêm này có giá gấp ít nhất 2 lần, đắt hơn 3-5 xen so với loại kim tiêm thông thường khi đặt hàng qua một cơ quan Y tế của Liên Hợp Quốc.

WHO khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm “thông minh” một lần nhằm chữa và ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn. (Ảnh: Chris Black/WHO)

 

WHO khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm “thông minh” một lần nhằm chữa và ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn. (Ảnh: Chris Black/WHO)

Rủi ro nhiễm trùng hiện nay là một hiện tượng phổ biến toàn cầu. Năm 2007, một đợt bùng phát viêm gan C đã xảy ra ở bang Nevada, Mỹ vì bác sĩ tái sử dụng bơm kim tiêm.

Ở Campuchia có gần 200 người dân sống gần tỉnh Battambang được xét nghiệm dương tính HIV hồi tháng 12/2014 và họ tin rằng đã bị nhiễm oan bệnh vì sử dụng lại kim tiêm.

Cắt giảm số lượng mũi tiêm cũng giúp giảm số lượng bệnh, WHO cho biết. Trong tổng số 16 triệu mũi tiêm mỗi năm chỉ có 10% là chích ngừa, tiêm ngừa thai và mũi chích, chẳng hạn như truyền máu.

90% mũi tiêm còn lại chỉ được sử dụng để quản lý thuốc và trong nhiều trường hợp WHO tuyên bố những mũi tiêm đó không cần thiết. Dường như tiêm quá mũi là do bệnh nhân tin rằng chỉ có tiên thuốc là hình thức điều trị tối ưu nhất, tuy nhiên cũng có thể vì lý do kinh tế.

“Đối với nhân viên y tế ở các quốc gia đang phát triển, việc tiêm cho bệnh nhân ở phòng mạch tư nhân bổ sung cho đồng lương mà có thể không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình họ,” ông Edward Kelley, một quan chức cấp cao WHO nhan dinh

WHO cho biết, trong khi việc tái sử dụng bơm kim tiêm vẫn là một vấn đề nan giải, thì có những dấu hiệu cho thấy lời kêu gọi trước đây nhằm ngăn chặn việc tiêm/chích thuốc như vậy đã có một số tín hiệu khả quan. Từ năm 2000-2010 việc dùng chung kim tiêm đã giảm 1 trong tổng số 7 yếu tố ở các quốc gia đang phát triển và số lượng mũi tiêm/người giảm từ 3,4 xuống 2,9 mũi/người.

Anh Trúc - Ngọc Bích (Theo AFP)


Ý kiến của bạn
Tags: