Hà Nội

WHO đánh giá: Vaccin ở Việt Nam an toàn, hiệu quả

03-08-2013 08:33 | Quốc tế
google news

Trước sự quan tâm của dư luận về vaccin, SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với đại diện của WHO, với tư cách là tổ chức hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Trước sự quan tâm của dư luận về vaccin, SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với đại diện của WHO, với tư cách là tổ chức hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Đánh giá cụ thể của WHO về kết quả Chương trình TCMR của Việt Nam? WHO có thể cho biết so sánh kết quả của Việt Nam với các nước trên thế giới về TCMR?

Chương trình TCMR của Việt Nam được thiết lập tốt và vaccin ở Việt Nam có hiệu quả và an toàn trên 10 bệnh mà vaccin phòng ngừa. Các bệnh như bạch hầu, sởi, ho lâu ngày, bại liệt, viêm gan B, lao, uốn ván, máu khó đông, cúm B, uốn ván sơ sinh và viêm não Nhật Bản. Những bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, viêm màng não, bại não, ung thư, liệt và dẫn đến nguy cơ tật nguyền suốt đời hoặc tử vong.

WHO đánh giá: Vaccin ở Việt Nam an toàn, hiệu quả 1100% vaccin sởi trong Chương trình TCMR do Việt Nam sản xuất.

Vaccin được Chính phủ Việt Nam sử dụng trong Chương trình TCMR đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nhất định. Các loại vaccin này phải được Cơ quan Quản lý quốc gia cấp phép, có nghĩa là vaccin này cần phải trải qua thêm quy trình kiểm tra chất lượng và an toàn bao quát trước khi chúng được sử dụng an toàn cho nhiều người.

Ngoài ra, vaccin cần được giám sát an toàn sau khi đã được cấp phép sử dụng ở Việt Nam. Hầu hết các tác dụng phụ của vaccin là rất nhỏ và tự khỏi, chỉ kéo dài vài ngày và không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng từ vaccin là cực kỳ hiếm và nếu có xảy ra, cần thông báo ngay cho Chương trình TCMR của Việt Nam để bất kể vấn đề gì đều có thể được kiểm soát và điều tra nhanh chóng.

Trong khi một số ca tai biến hay tử vong gây ra bởi vaccin chỉ là trường hợp hy hữu, lợi ích của việc tiêm phòng vẫn lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ và nhiều thương tổn cũng như tử vong sẽ xảy đến nếu không có vaccin.

WHO có khuyến cáo gì với người dân cũng như Bộ Y tế để TCMR đạt kết quả tối ưu?

Nhằm đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh tật thông qua tiêm phòng vaccin, điều quan trọng là cần bao phủ vaccin tới từng trẻ em và ở các cộng đồng xuyên suốt Việt Nam nhằm ngăn ngừa bất kỳ khả năng truyền bệnh nào. Các nhân tố truyền nhiễm gây ra các bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vaccin đang tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Trong một thế giới kết nối cao, các tác nhân này có thể xuyên biên giới địa lý và ảnh hưởng tới bất kỳ ai không được bảo vệ. Hai nguyên nhân chính để được tiêm phòng là nhằm bảo vệ bản thân chúng ta và bảo vệ những người xung quanh chúng ta. Các chương trình tiêm phòng vaccin thành công, như các xã hội thành công, phụ thuộc vào sự hợp tác của từng cá nhân để đảm bảo điều tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Ngày nay, Chương trình TCMR của Việt Nam theo các chỉ dẫn quốc tế của WHO cho các hoạt động tiêm chủng. Việc bao phủ tiêm chủng đã đạt 96% trên toàn quốc, so sánh với tỷ lệ ở một số quốc gia khác là Chương trình TCMR quốc gia tốt. Điều quan trọng cần nhớ rằng lịch tiêm chủng ngăn ngừa bệnh tật, tàn tật cũng như tử vong từ các bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vaccin bao gồm bạch hầu, sởi, ho gà, bại liệt và uốn ván. Chương trình TCMR của Việt Nam đã đẩy lùi 6,7 triệu ca các bệnh có thể phòng ngừa được nhờ vaccin và cứu sống được 42.900 sinh mạng từ năm 1980 - 2013 nhờ các hoạt động tiêm chủng trên diện rộng và theo lịch tiêm chủng cũng như chiến dịch tiêm phòng.

Nhìn chung, vaccin rất an toàn. Đa phần các phản ứng đối với vaccin chỉ là rất nhỏ và tạm thời, chẳng hạn như sưng phồng tay hay sốt nhẹ. Những biểu hiện nghiêm trọng là cực kỳ hiếm và nếu có xảy ra, cần giám sát và điều tra cẩn thận. Độ an toàn của vaccin viêm gan B và một số vaccin khác được đánh giá liên tục qua số liệu kiểm soát thường trực từ các ca phản ứng ngược theo hệ thống báo cáo tiêm chủng (AEFIs) và các hệ thống giám sát khác.

Đối với vấn đề quy trình tiêu chuẩn, tất cả trẻ em cần được theo dõi 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở y tế. Bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần được thông báo ngay cho nhân viên y tế.

WHO có thể cho biết đánh giá về các thành tựu y tế của Việt Nam, đặc biệt trong nhiều mục tiêu thiên niên kỷ sớm như tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT), TCMR...

Các thành tựu y tế nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây tập trung vào việc nâng cao dịch vụ cô đỡ thôn bản và giảm bất bình đẳng trong khám chữa bệnh. Việc thành lập mạng lưới y tế cơ sở là một trong những nền tảng căn bản nhằm đảm bảo chương trình cô đỡ thôn bản. Hệ thống này tăng cường chăm sóc y tế ban đầu và đảm bảo các dịch vụ y tế, bao gồm các chương trình tiêm chủng có thể được phân phối tới tất cả mọi người, đặc biệt chú ý tới những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi khó tiếp cận dịch vụ, đồng bào dân tộc thiểu số và các cư dân dễ bị tổn thương.

Theo số liệu chính thức, 60% dân số Việt Nam được bao phủ BHYT và có một số điều khoản cụ thể cho dân số dễ bị tổn thương như trẻ em dưới 5 tuổi, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cần đạt được BHYT toàn dân vì có nhu cầu cải cách liên tục về cơ cấu bao phủ, chẳng hạn như chuyển dịch từ bao phủ cá nhân sang hộ gia đình. Điều này sẽ giảm phần lớn bất bình đẳng tiếp cận y tế cũng như gánh nặng của các hộ gia đình.

Việc quản lý hệ thống BHYT quốc gia cần được tăng cường và cải cách. Sự quản lý tốt cần đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả và các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng quỹ BHYT phải có trách nhiệm đảm bảo người dân tiếp cận được dịch vụ phù hợp và cung cấp đầy đủ, cũng như nhu cầu của bệnh nhân được đáp ứng đầy đủ.        

Việt Nam đứng thứ 6/77 quốc gia đạt thành tựu cao về y tế

WHO đánh giá: Vaccin ở Việt Nam an toàn, hiệu quả 2
 TS. Trần Thị Giáng Hương.
Theo TS. Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế, Việt Nam được quốc tế  đánh giá là một quốc gia rất thành công trong việc đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDG) đặc biệt hai chỉ số MDG số 4 và 5 là giảm tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi. Tại Hội nghị đánh giá các Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ, Việt Nam đứng thứ 6/77 quốc gia đạt được các thành tựu cao.

Chương trình TCMR đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, góp phần đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ và  được quốc tế đánh giá cao. Trong 20 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt trên 95%. Nhờ có TCMR, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Tây Thái Bình Dương thanh toán bại liệt năm 2000, hoàn thành mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh và sởi. Năm 2009, Liên minh Toàn cầu vaccin và tiêm chủng (Gavi) đã trao giải thưởng đặc biệt về giảm tỷ lệ tử vong trẻ em cho Việt Nam. Đạt được thành tựu trên, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế. Theo đó, WHO và Unicef hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam dây chuyền sản xuất vaccin bại liệt, hỗ trợ cơ sở sản xuất vaccin sởi trị giá 25 triệu USD, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á (Polyvac), cung cấp 100% vaccin sởi cho TCMR từ năm 2010 đến nay. Tháng 7/2013, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ 7 triệu USD cho việc sản xuất vaccin phối hợp sởi - Rubella. Gavi hỗ trợ vaccin cho Chương trình TCMR. Tổ chức Path hỗ trợ nghiên cứu vaccin cúm H5N1.

 

Nhờ Chương trình TCMR, Hoa Kỳ đã giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật

WHO đánh giá: Vaccin ở Việt Nam an toàn, hiệu quả 3Spencer Cryder, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.
Trao đổi với Sức khỏe&Đời sống, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ Spencer Cryder khẳng định: Những tiến bộ của Việt Nam nhằm đáp ứng tất cả 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ là rất đáng khen ngợi. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng trong việc mở rộng giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời xóa đói, giảm nghèo và giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em. Đại sứ quán chúc mừng Việt Nam đã đạt được các mục tiêu MDG và tin rằng từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu MDG còn lại.

Đại sứ quán Mỹ hoan nghênh Việt Nam về những tiến bộ trong việc ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của dịch HIV/AIDS. Với sự trợ giúp từ Quỹ hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ cho phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Việt Nam đang trên đà đạt được các mục tiêu quốc gia là cung cấp điều trị ARV cho 105.000 người sống chung với HIV/AIDS vào năm 2015.

Việt Nam cũng đang tăng cường khung chính sách, pháp lý cũng như hướng dẫn quốc gia sửa đổi để phù hợp được các mục tiêu MDG. Nhưng để đảo ngược tình hình dịch HIV và cung cấp tiếp cận phổ cập tới dịch vụ điều trị, Việt Nam cần phải đầu tư ngân sách địa phương nhiều hơn cho các dịch vụ điều trị và dự phòng HIV/AIDS. Đã có những cải thiện đáng kể về việc mở rộng độ bao phủ của BHYT, đặc biệt cho người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. Hiện nay, hơn 60% dân số có BHYT nhưng việc dân số già tăng nhanh và những căng thẳng về tài chính đặt ra những thách thức trong việc cung cấp bảo hiểm phổ cập.

“Chúng tôi rất vui vì Việt Nam có bước phát triển quan trọng trong kế hoạch BHYT quốc gia hiện đã bao gồm các điều khoản về các dịch vụ chăm sóc điều trị HIV. Các khía cạnh pháp lý và hoạt động triển khai thực hiện vẫn còn trong giai đoạn xây dựng nhưng đây là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đảm bảo cho những người sống chung với HIV/AIDS tiếp tục nhận được dịch vụ chăm sóc điều trị cứu sống họ”. 

Về lĩnh vực tiêm chủng của Hoa Kỳ, ông  Spencer Cryder nhấn mạnh: “Hoa Kỳ đã giảm đáng kể gánh nặng của các bệnh có vaccin phòng ngừa thông qua các chương trình tiêm chủng. Chúng tôi thường xuyên tiêm phòng viêm gan A và B, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm Haemophilius týp B, bệnh phế cầu khuẩn, bại liệt, cúm, sởi, quai bị, Rubella, thủy đậu. Các bệnh mà trước đó đã giết hàng triệu trẻ em và người lớn hiện nay đã được phòng ngừa an toàn và hiệu quả bằng các loại vaccin. Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực quốc tế nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng cho tất cả người dân để chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, người lớn và các cộng đồng trên toàn thế giới”.

 Yến Châu (thực hiện)



Ý kiến của bạn