Ngoài ra, WHO đã nhận được thông tin từ các nguồn không chính thức rằng đã tìm thấy biến thể B.1.617 ở 7 vùng lãnh thổ khác. Như vậy rất có thể 60 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành của biến thể B.1.617, nếu tính gộp cả nguồn tin không chính thức, bản tin dịch tễ học cập nhật hàng tuần của WHO cảnh báo.
Theo bản tin dịch tễ học này, biến thể B.1.617 tăng khả năng lây lan, làm tình trạng bệnh lý nặng hơn.
Các ca nhiễm mới toàn cầu 7 ngày qua giảm so với tuần trước đó
Về tình hình COVID-19 toàn cầu trong tuần qua, số lượng ca nhiễm mới và tử vong mới tiếp tục giảm, với khoảng 4,1 triệu ca nhiễm mới và 84 nghìn ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới. Tỷ lệ nhiễm mới giảm 14% và tỷ lệ tử vong giảm 2% so với tuần trước.
Wheo WHO, châu Âu giảm số ca nhiễm mới lẫn ca tử vong do COVID-19 nhiều nhất trong 7 ngày qua, theo sau là khu vực Đông Nam Á.
Trong vòng 7 ngày qua, Ấn Độ ghi nhận trên 1,8 triệu ca mắc mới, trở thành nơi có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới trong vòng 1 tuần qua.
Trong 7 ngày qua, Brazil ghi nhận trên 451 nghìn ca nhiễm, Argentina trên 213 nghìn ca; và Mỹ trên 188 nghìn ca mắc mới.
Thực trạng về 4 biến thể virus gây quan ngại
Báo cáo dịch tễ học của WHO cũng đưa ra thông tin về 4 loại biến thể virus SARS-CoV-2 được xếp vào loại gây quan ngại, bao gồm biến thể có nguồn gốc ở Anh (B.1.1.7), biến thể Nam Phi (B.1.351), biến thể Brazil (P.1) và biến thể Ấn Độ (B.1.617).
Khi tính tổng số quốc gia/vùng lãnh thổ nơi biến thể lưu thông, WHO tính gộp cả số liệu có được từ nguồn tin chính thức và không chính thức. Theo đó:
Biến thể B.1.1.7 có nguồn gốc từ Anh hiện có mặt ở 149 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Biến thể Nam Phi B.1.351 có mặt tại 102 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Biến thể Brazil P.1 có mặt ở 59 quốc gia/vùng lãnh thổ.
WHO khuyến cáo thi hành các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 vẫn là yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể virus.