Theo Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh: phế, tỳ, can, thận có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, ích khí lực, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, làm sống lâu, lá vừng có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Cây vừng |
Hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Là vừng tươi trị bệnh viêm thận, bàng quang, dùng ngoài trị bệnh mắt và da. Nước sắc lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.
Các bài thuốc hay dùng:
Trị thương hàn: Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có thể uống 3 ngày.
Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong.Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.
Hạt vừng đen |
Trị viêm đại tràng mạn tính:
Lấy hạt vừng đen sao cho thơm. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ trộn đều với 1/3 thìa mật ong rồi uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục 25 – 30 ngày.
Trị đau lưng: Lấy hạt vừng đen sao cháy, tán thành bột. Mỗi lần dùng 10 gam pha với rượu, mật ong hoặc nước gừng. Uống 10 ngày liên tục..
Trị đau răng: Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống). Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.
Lương y Vũ Hải