Vừa xảy ra động đất mạnh 4.0 độ richter gây rung lắc ở Kon Tum

30-11-2024 20:13 | Xã hội
google news

SKĐS - 3 trận động đất liên tiếp trong đó trận lớn nhất có độ lớn 4.0 độ richter vừa xảy ra ở Kon Tum, gây rung lắc khiến người dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có thể cảm nhận rung chấn.

Kon Tum hứng chịu 10 trận động đất, chuyên gia khuyên người dân bình tĩnhKon Tum hứng chịu 10 trận động đất, chuyên gia khuyên người dân bình tĩnh

SKĐS - Theo Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh, người dân cần bình tĩnh, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng; chủ động gia cố nhà cửa, tự trang bị thêm những kiến thức về phòng, chống động đất...

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi thông báo động đất. Theo đó, vào lúc 16 giờ 42 phút 10 giây ngày 30/11, một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.953 độ vĩ Bắc, 108.142 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Vừa xảy ra động đất mạnh 4.0 độ richter gây rung lắc ở Kon Tum- Ảnh 2.

Kon Tum vừa hứng nhiều trận động đất gây rung lắc.

Vào lúc 17 giờ 12 phút 24 giây ngày 30/11, một trận động đất có độ lớn 3.8 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.958 độ vĩ Bắc, 108.135 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

18 giờ 31 phút 30 giây (ngày 30/11, một trận động đất có độ lớn 3.4 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.989 độ vĩ Bắc, 108.162 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trong số 3 trận động đất này, trận mạnh 4.0 độ richter gây rung lắc, người dân ở các vùng lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi có thể cảm nhận rõ rung chấn kéo dài khoảng 3-5 giây.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, hoạt động của động đất kích thích liên quan chặt chẽ đến hoạt động tích nước của các hồ chứa. Tuy nhiên cần có nghiên cứu làm rõ cơ chế tác động, mối quan hệ giữa hoạt động tích nước và động đất kích thích. "Hôm nay hồ chứa tích nước nhưng việc ảnh hưởng có thể sau đó vài tháng, thậm chí mất vài năm nước ngấm xuống dưới mới gây ra động đất", TS Xuân Anh nêu.

Chuyên gia này cũng cho rằng, động đất kích thích tại Kon Plông có khả năng kéo dài trong nhiều năm, có thể là 10 năm, sau đó mới ổn định, tương tự như động đất kích thích xảy ra tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam do hai khu vực này cùng nằm trên một đới đứt gãy Rào Quán - A Lưới và có cùng cấu tạo địa chất trên nền đá biến chất.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, động đất sẽ còn tiếp diễn ở khu vực này, có thể ảnh hưởng đời sống người dân cũng như công trình trọng điểm, nhất là ở vùng tâm chấn. Vì vậy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần đánh giá thiệt hại, rà soát các công trình yếu có nguy cơ chịu tác động và đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho công trình cũng như nhà dân, tuyên truyền nâng cao kỹ năng phòng, chống động đất cho người dân. TS Xuân Anh cho biết Viện Vật lý Địa cầu sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn tại Kon Tum cũng như khu vực lân cận, đồng thời thông báo kịp thời về động đất đến chính quyền và người dân trong khu vực.

Quảng Nam, Kon Tum lại động đất gây rung lắcQuảng Nam, Kon Tum lại động đất gây rung lắc

SKĐS - Ngày 25/11, 2 trận động đất có độ lớn 3.1 và 3.3 xảy ra ở Quảng Nam và Kon Tum gây rung lắc, người dân có thể cảm nhận rõ song không gây thiệt hại. Chuyên gia dự báo động đất tại đây vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 30/11: Lần theo dấu vết nóng, bắt gã đàn ông sát hại người phụ nữ dã man rồi bỏ trốn ở TP HCM



Tô Hội
Ý kiến của bạn