Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đã trải qua hơn một thế kỷ sử dụng tương đối an toàn ở loài người, nhưng nỗi e ngại về tính an toàn của đường saccharin cũng như các chất tạo ngọt nhân tạo khác vẫn luôn hiện hữu, bất chấp những lời đảm bảo từ các nhà sản xuất.
![]() Chân dung nhà khoa học Constantin Fahlberg. |
Những tác dụng ngoài tưởng tượng
Fahlberg đã một mình đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ và Đức cho một phương pháp tổng hợp saccharin mới, rẻ tiền hơn và số lượng lớn hơn các phương pháp trước đó.
![]() Đường hóa học saccharin. |
Khi saccharin được sử dụng nhiều lên, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của nó. Ngay từ năm 1886, saccharin đã được thử nghiệm với liều cao tới 5g mỗi ngày trong 5 tháng ở các bệnh nhân đái tháo đường nhưng không phát hiện phản ứng gì đặc biệt. Những năm sau đó, đã có một số báo cáo rải rác về việc saccharin có thể gây chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, saccharin đã bị cấm sản xuất và nhập khẩu ở một số nước châu Âu như Đức, Pháp, Hungary và Bồ Đào Nha, vì bị cho là có thể gây các vấn đề về tiêu hóa. Lệnh cấm này khi đó đã bị sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học vì cho rằng đây là quyết định do sức ép của các nhà sản xuất đường mía và không có bằng chứng khoa học ủng hộ. Sau đó, lệnh cấm sử dụng một phần hoặc toàn bộ đối với đường saccharin cũng đã được áp dụng ở cả Mỹ và Canada cho đến tận sau Thế chiến thứ nhất.
Trải qua lịch sử hơn 130 năm, đường saccharin xứng đáng là một “ông vua” trong các chất tạo ngọt, mặc dù hiện tại nó đã phải nhường chỗ cho nhiều loại chất tạo ngọt nhân tạo mới ra đời. Phát hiện tình cờ và đầy may mắn của Fahlberg hơn một thế kỷ trước đã giúp nhân loại có được một chất tạo ngọt hoàn toàn mới và mở ra một kỷ nguyên mới cho sự ra đời của các chất tạo ngọt nhân tạo. |
Những nghi ngờ về việc đường saccharin có thể gây ung thư xuất phát từ kết quả của một nghiên cứu được thực hiện ở Canada năm 1977, theo đó, người ta nhận thấy việc sử dụng đường saccharin có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở chuột đực. Tuy nhiên, liều dùng của saccharin trong nghiên cứu này ở mức vô cùng cao, nếu tính tương đương ở người là khoảng 10.000 viên saccharin hoặc 750 hộp đồ uống hằng ngày trong suốt cuộc đời, tức là một liều cao không tưởng. Sau khi nghiên cứu này được công bố, dưới sức ép của dư luận, Quốc hội Mỹ khi đó đã yêu cầu tất cả các sản phẩm có chứa saccharin đều phải in cảnh báo về nguy cơ gây ung thư của saccharin trên nhãn mác. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu dịch tễ học được tiến hành sau đó đều đã khẳng định tính an toàn của saccharin ở người với mức dùng thông thường và không tìm thấy mối liên quan nào giữa việc sử dụng loại đường này với sự xuất hiện của các loại ung thư. Chính vì thế, đường saccharin vẫn được cho phép sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới. Bên cạnh nguy cơ gây ung thư, tính an toàn của đường saccharin ở phụ nữ có thai cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Có nhiều bằng chứng cho thấy, chất này có thể qua nhau thai và đến được thai nhi, nhưng các thông tin dịch tễ học đều khẳng định rằng saccharin không gây ra bất cứ tác dụng tiêu cực nào đối với các bà mẹ và thai nhi. Tuy vậy, vì lý do dinh dưỡng, các bà mẹ mang thai vẫn được khuyên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có chứa đường saccharin vì nó không sinh ra năng lượng.
BS. Nguyễn Hữu Trường