Hà Nội

Vụ kê khống mộ giả để trục lợi ở Huế: Tuyên án đối với 71 bị cáo

04-08-2023 18:26 | Pháp luật
google news

SKĐS - Liên quan đến vụ án kê khống mộ giả để trục lợi xảy ra ở tỉnh Thừa Thiên Huế, sau 10 ngày xét xử và nghị án, chiều 4/8, HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án với 71 bị cáo.

Theo đó, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên phạt Nguyễn Quốc Hùng 8 năm tù; Nguyễn Văn Hiền 3 năm tù; Nguyễn Quyền 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo này thuộc Doanh nghiệp Hiền Đức Ngọ (địa chỉ phường An Tây, TP. Huế) đã đồng phạm với nhiều người dân lập hồ sơ kê khai 1.213 mộ giả, chiếm đoạt hơn 2,2 tỷ đồng của nhà nước.

Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Ngọc Hải Đăng (nguyên cán bộ công an) mức án cao nhất 10 năm tù giam do không nhận tội, không khắc phục hậu quả, nên không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Vụ kê khống mộ giả để trục lợi ở Huế: Tuyên án đối với 71 bị cáo - Ảnh 1.

Tại phiên tòa xét xử ngày 4/8. Ảnh Q.Bình

Bị cáo Nhiêu Khánh Phước Hưng 6 năm tù giam; các bị cáo Dương Nhật Phong, Đoàn Văn Hoài, Nguyễn Văn Qúy, Phan Phước Thìn bị tuyên phạt 5 năm tù; bị cáo Đặng Thành Vương 2 năm tù.

Các bị cáo Bùi Văn Mau, Nguyễn Anh Khoa, Đỗ Kỳ Tài, Nguyễn Quang Trung, Đặng Minh Tuấn được hội đồng xét xử tuyên phạt từ 1 năm đến 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng bị cáo Huỳnh Văn Thịnh phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được HĐXX tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Đối với nhóm 55 bị cáo là người trực tiếp đi làm mộ giả (người dân được hưởng đền bù), hầu như đã khắc phục hoàn toàn số tiền lừa đảo, có người còn khắc phục dư nên nhóm bị cáo này có 8 người bị đề nghị mức án từ 8 tháng đến 2 năm 6 tháng tù giam. Các bị cáo còn lại mức hình phạt từ 6 tháng đến 2 năm 6 tháng tù, nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.

Trước đó, theo kết quả điều tra, sau khi ký hợp đồng với Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế hợp đồng lại với Doanh nghiệp Hiền Đức Ngọ thực hiện việc phát quang, giăng dây, khoanh vùng và cắm thẻ lên các ngôi mộ phải di dời ở khu vực giải phóng mặt bằng khu tái định cư Hương Sơ (TP. Huế).

Nguyễn Quyền đã cùng 2 con trai đã móc nối, thông đồng với các hộ dân (là các bị cáo trong vụ án) và cán bộ, chuyên viên trong tổ công tác để những người này không kiểm tra và loại bỏ các mộ giả trong khi di dời mồ mả, tạo điều kiện cho các hộ dân kê khai số lượng lớn mộ giả.

Ngoài ra, các bị cáo Hùng, Hiền, Quyền có hành vi móc nối trực tiếp hoặc gián tiếp với các bị cáo là nhóm cán bộ có chức vụ, quyền hạn của các UBND phường, xã và đưa tiền bồi dưỡng hoặc “nộp lệ phí” cho các cán bộ này để được ký xác nhận là có mồ mả ở trong diện di dời đến chôn cất tại phương do các bị cáo này lãnh đạo, quản lý.

Kê khống hàng nghìn mộ giả để trục lợi, 71 người hầu tòaKê khống hàng nghìn mộ giả để trục lợi, 71 người hầu tòa

SKĐS - Nắm được thông tin Nhà nước sẽ bồi thường mồ mả cho người dân thuộc diện di dời, nhiều cá nhân, hộ gia đình vun thêm mộ giả để nhận thêm tiền bồi thường. Có 1.213 mộ giả được kê khống, chiếm đoạt của Nhà nước hơn 2,1 tỉ đồng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trưa 4/8: Kinh hoàng hiện trường vụ chồng cũ gây thương tích cho vợ và con trai



Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn