Trung Quốc có biết rằng, động đến Việt Nam là động đến cả bó đũa Asean. Lần đầu tiên, Asean ra tuyên bố chung về biển Đông
Các ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực; Yêu cầu các bên liên quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liện Hiệp Quốc về luật biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, cũng như Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của của ASEAN về biển Đông và tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC; Đồng thời kêu gọi tất cả các bên tham gia về tuyên bố DOC thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Trước đó, mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, bản "Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông hiện nay", nhấn mạnh là các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực. Ngoại trưởng Singapore K.Shanmugam nhận định tại Biển Đông, những sự cố gần đây là vấn đề gây lo ngại nhất… trung lập không đồng nghĩa với sự im lặng. Vẫn theo ngoại trưởng Singapore, nếu ASEAN im lặng trước các vụ va chạm gần đây ở Biển Đông, thì uy tín của ASEAN –bị tổn hại nghiêm trọng .
Tuyên bố chung về biển Đông minh chứngtình đoàn kết của ASEAN
Theo giới quan sát quốc tế, việc các Ngoại trưởng ASEAN ra được tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông là một thắng lợi, chứng tỏ tình đoàn kết của ASEAN. Phát biểu tại sân bay Manila, trước lúc bay sang Myanmar dự Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc trong hồ sơ chủ quyền ở Biển Đông. Theo Tổng thống Aquino, nhìn trong tổng thể, vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực. Ông nói : "Chúng tôi mong muốn nhấn mạnh, ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, sao cho quyền của tất cả các nước liên quan sẽ được thừa nhận và tôn trọng" và ông cho rằng không thể giải quyết qua đối thoại giữa hai nước một hồ sơ có ảnh hưởng đến tất cả các nước trong khu vực, bởi vì hồ sơ này liên quan đến an ninh của Đông Nam Á.
Không chỉ các nước ASEAN anh em, phía Tây bán cầu, không chỉ chính phủ mà các nghị sỹ Mỹ cũng lên án hành động ngang ngược của Trung quốc. Ngày 9.5, hàng loạt nghị sĩ Mỹ đã đồng thanh lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các hành động "gây lo ngại nghiêm trọng" của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam."Việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu, với sự hộ tống của các tàu quân sự và các tàu khác, vào Biển Đông ngoài khơi Việt Nam và các hành động hung hăng sau đó của các tàu Trung Quốc, trong đó có việc đâm vào các tàu Việt Nam, là rất đáng lo ngại", nhóm lưỡng đảng gồm 6 nghị sĩ cấp cao của Mỹ cho biết trong một tuyên bố "Các hành động này đe dọa dòng chảy thương mại tự do toàn cầu tại một khu vực rất quan trọng", tuyên bố nói thêm. Nhóm lưỡng đảng gồm 6 nghị sĩ, do Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Robert Menendez đứng đầu, cũng là những người bảo trợ cho một nghị quyết được đưa ra hồi tháng 4, vốn lên án việc sử dụng vũ lực và ủng hộ cách giải quyết hòa bình thông qua con đường ngoại giao đối với các tranh chấp biển đảo và lãnh thổ. Trước đó, TNS J.Mc.Cain cũng ra tuyên bố lên án Trung Quốc: "Quyết định của Trung Quốc bắt đầu khoan dầu ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, và triển khai hàng chục tàu hải quân để hỗ trợ là hành động khiêu khích, điều này chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở Biển Đông. Hành động của những tàu Trung Quốc với số lượng lớn đã bao vây và đâm tàu của lực lượng bảo vệ của Việt Nam thể hiện sự quấy rối trên biển. Trung Quốc phải chịu trách về những hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng này. Các hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Sự thực là hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được xác định rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Tất cả những quốc gia có trách nhiệm hãy lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có ngay các bước đi giảm leo thang căng thẳng, trở lại với nguyên trạng.”
Như vậy, rõ ràng, trong con mắt thế giới, Trung Quốc bị lên án và cô lập khi hành xử phi lý như vậy. Không dễ gì bẻ gãy một bó đũa được kết tinh của lẽ phải và tình yêu hòa bình.
BQT