Vụ đốt gián đất ở Bắc Ninh, phải chăng chính quyền hơi vội vàng?

18-04-2014 16:32 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Gián đất hay còn gọi là thổ miết trùng theo lệnh của chính quyền Bắc Ninh phải bị thiêu hủy liệu có phải là quyết định hợp lý?

 

Hôm rồi, tôi có xem ảnh vụ đốt gián đất ở Bắc ninh, anh Nguyên, chủ trang trại nuôi gián đất, đã ngậm ngùi đốt toàn bộ chỗ gián đất của mình,  với niềm tin sẽ thu lại số tiền tỷ và công sức đã bỏ ra, đã theo ngọn lửa đốt sạch sẽ.

Anh đã được cấp phép nuôi gián đất, 1 con vật khá hiền lành, không có cánh tiếng Hán gọi là : “Thổ miết trùng” mặc dù tiếng Việt gọi nó là con Gián đất, nhưng nó gần như không hề liên quan đến con vật râu dài hôi hám có bộ cánh mầu gụ hay len lỏi trong cống rãnh khe tường. Và Thổ miết trùng chưa bao giờ bị dùng thuốc để diệt như con vật hôi hám cùng tên.Tôi xin phép gọi nó là Thổ miết trùng, để bạn đọc đỡ nhầm với Gián nhà.

Thổ miết trùng, dân gian ta vẫn dùng chữa bệnh, theo tờ tạp chí Sức khỏe đời sống của Bộ y tế, thì Thổ miết trùng có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

Thậm chí theo tờ báo, thổ miết trùng có thể chữa ung thư gan, nhanh liền xương gẫy, bí tiểu tiện, giải độc, và vô vàn công dụng khác.

Như vậy, rõ ràng con gián đất hay thổ miết trùng, có khá nhiều công dụng chữa bệnh, và dân ta vẫn hay dùng.Có vẻ như thổ miết trùng đã ở Việt nam cả thế kỉ rồi.

Tôi cũng xem 1 clip có chị mưu sinh bằng cách đào thổ miết trùng và bẫy gián cánh để bán, chị mưu sinh đã 15 năm, và cũng đủ sống tằn tiện.Chị bán làm thuốc, cho người nuôi cá cảnh, và làm mồi câu cá.Người nuôi cá rồng thường xuyên phải mua loại này cho cá ăn.

Vậy là, con thổ miết trùng hay gián đất, đã được dân ta dùng từ lâu 1 cách quen thuộc, và nó hoàn toàn vô hại, không như nhiều người mới chỉ nghe đến tên gián, là nghĩ nhầm sang con gián cánh có râu dài.

Vậy nó chưa chắc đã là con vật xâm hại, như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Sở KHĐT đã cấp phép cho gia đình anh Nguyên kinh doanh, nuôi gián đất chưa chắc đã sai quy định, vì theo QĐ số 337 của bộ KHĐT ra ngày 10/4/ thì trong danh sách vật được phép có Côn trùng, và con Thổ miết trùng này là côn trùng, thì tại sao lại không cấp?

Bộ NN và PTNN đã gửi công văn số 810/bnn-cn.

Khi bị cưỡng chế đốt sau khi có lệnhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì bộ căn cứ vào Pháp lệnh Giống vật nuôi, và lí do tiêu hủy là con thổ miết trùng không có trong danh mục giống vật nuôi.

Nhưng tôi đọc ngay phần đầu tiên giải thích từ ngữ, thì giống vật nuôi gồm:

“Giống vật nuôi bao gồm các giống: gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống”.

Vậy là con thổ miết trùng không có tên trong danh sách này, vậy theo cá nhân tôi, nó không hề bị pháp lệnh này trói buộc, có vẻ như nó quá nhỏ bé và mới chưa kịp bị pháp lệnh điều chỉnh.

Bộ NN và PTNN cũng căn cứ vào Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC để hủy lũ thổ miết trùng:

Và tôi đoán đó là điều 19 : “Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển”.

Nhưng như tôi đã trình bày, đây là vấn đề cần thời gian, vì có thể con thổ miết trùng là ngoại lai, nhưng cũng rất có thể nó đã ở Việt nam cả triệu năm rồi, và càng khó khẳng định, con vật hiền lành đó là loài xâm hại, vì theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:

“Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân.Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây lên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng”.

Về việc thổ miết trùng có thể gây bệnh, thì cũng chưa có căn cứ chính xác, vì nó sống trong đống mục nát và dưới 20 phân đất,  dân ta vẫn dùng nó chữa đủ loại bệnh, tôi e rằng công văn của Bộ NN đang nhầm sang con Gián nhà chăng?

Quy định luật về nhập khẩu giống cây trông vật nuôi có câu sau:

“2.2. Nhập khẩu giống vật nuôi:

a. Đối với giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.

b. Các loại giống vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu phải được Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục giống vật nuôi được được phép sản xuất, kinh doanh”.

Vậy là ở mục B, con thổ miết trùng cần có sự khảo nghiệm, và tôi thấy anh Nguyên và sở đã làm đúng luật, tôi trích lời anh Nguyên:

" …gia đình đã được Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh cấp phép ngày 15.8.2013.Sau đó, gia đình chúng tôi đã mua gián đất về để nuôi, lúc này Phòng Chăn nuôi của tỉnh đã về kiểm tra, có biên bản làm việc và đã ký cho gia đình tôi nuôi thí nghiệm từ khi gián trong trứng tới khi thu hoạch, nếu có vấn đề gì thì yêu cầu gia đình tôi báo lên cơ quan cấp trên, hiện nay việc nuôi gián đã được 7 tháng; vậy mà đùng một cái, gián đất đang trong quá trình phát triển thì bộ có lệnh cấm nuôi và tiêu hủy”.

Vậy là anh Nguyên và Sở KH-ĐT tình và Phòng chăn nuôi không hề làm sai, anh đã được cho nuôi thí nghiệm 7 tháng, tôi không hiểu tại sao Bộ NN lại quá vội vàng khi mang toàn bộ thổ miết trùng đi thiêu hủy?

Tôi đã đọc trang Vnexprss, về 1 chàng trai nuôi Dế Thái lan, và được coi là tấm giương trẻ dám nghĩ dám làm và làm giàu từ con dế. anh tên là  Trần Quốc Trí ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Anh sang Thái Lan tìm hiểu mô hình nuôi dế. Sau khi trở về,  anh có 1 tô trứng dế Thái và từ đó, anh nhân rộng, và mỗi tháng, cơ sở của anh cung ứng hơn 200 kg, thu về hơn 30 triệu đồng. Các quán nhậu ở An Giang, Kiên Giang, tiêu thụ 20-30 kg, còn lại xuất anh sang Thái.

Người viết bài này phân vân: Tại sao, cùng 1 kiểu làm ăn, cùng nhập trứng từnướcngoài  mà con dế Thái được nâng niu hơn hẳn con thổ miết trùng?

Phải chăng con thổ miết trùng đen đủi và vắn số chỉ vì có tên có chữ Giánvà được mang đến từ phương bắc?

Người nông dân mỗi khi được mùa thì lo mất giá, càng trồng nhiều lúa thì càng lo về sự bấp bênh giá cả, lo giá phân bón, giá thuốc sâu cao, và lo nhất lúa không bán được.Và lác đác đã có người bỏ ruộng.

Tìm ra một cây hay một con để giúp người nông dân thoát nghèo, đó là trăn trở hàng ngày của người lãnh đạo. Và rất có thể, người nông dân Bắc ninh đã mất đi 1 cơ hội kiếm tiền từ con Thổ miết trùng, vì những lí do rất bâng quơ……….. Con vật này đến từ Phương Bắc.

Nguyễn Quảng (gửi từ Anh quốc)

 

 


Ý kiến của bạn