Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 1,2)

05-02-2014 21:15 | Quốc tế
google news

Lời khai khó hiểu của cô gái khiến vụ án đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Những tình tiết mâu thuẫn và bất ngờ khiến vụ án trở nên khó hiểu. Sự thật đằng sau các chi tiết này là gì?

 

Trong buổi tối ngày 2/3/1963 định mệnh ấy, rạp hát có chiếu bộ phim nổi tiếng về chiến tranh thế giới thứ II: The Longest Day (Ngày dài nhất). Bộ phim kết thúc khi đồng hồ đã điểm 23h và cô nhân viên 18 tuổi ấy phải bắt xe buýt về nhà sau khi làm xong nhiệm vụ của mình. Patricia McGee (không phải tên thật của cô) ngồi bên cạnh nam đồng nghiệp của mình khi cả hai đi xe buýt trở về nhà.

 
 
 
Theo lời khai của Patrice, cô chống lại kẻ hãm hiếp mình nhưng trên người nạn nhân không hề có dấu hiệu xây xước (ảnh minh họa)
Theo lời khai của Patrice, cô chống lại kẻ hãm hiếp mình nhưng trên người nạn nhân không hề có dấu hiệu xây xước (ảnh minh họa)

Trên đường đi làm về lúc nửa đêm, cô gái bị bắt cóc, hãm hiếp và đưa về gần nhà.

Từ một vụ hiếp dâm ở Phoenix

Tuy nhiên, khi xe tới bến cuối của thành phố Phoenix, cô gái phải chia tay người đồng nghiệp và xuống xe, đợi 1 tuyến xe khác. Patricia đứng đợi xe tới ở trạm gần ngã tư đường Marlette và Seventh, cạnh một tòa nhà thương mại của quận. Khi Patricia đang đi trên đường, một chiếc xe ô tô lao tới rồi đột ngột phanh lại, gần như là đã đâm vào cô gái. Sau đó chiếc xe đi qua cô một đoạn rất ngắn và dừng lại.

Từ trong xe, một người đàn ông bước ra và đi nhanh về phía cô. Ngày thường, dù đã 23h trên đường vẫn còn có người đi lại nhưng buổi tối hôm đó chỉ là Patricia và người đàn ông dáng cao, mảnh khảnh với mái tóc đen vừa bước ra khỏi ra. Cô gái liếc nhìn hắn đang khi tới gần mình nhưng không chú ý nhiều.

Khi cả hai đi ngang qua nhau, người đàn ông bất ngờ ôm ngang người Patricia, 1 tay bịt chặt miệng và ra lệnh cho cô không được hét lên. Patricia van xin hắn tha cho mình nhưng y vẫn kéo cô gái 18 tuổi vào xe của mình. Đôi bàn tay chắc khỏe ấn đầu cô xuống và ép cô ngồi vào ghế sau xe. Khi nạn nhân đang hoảng sợ, hắn trói chân tay cô. Chiếc xe nhanh chóng rời khỏi Phoenix đi vào 1 vùng hoang vắng mặc cho Patricia van xin thủ phạm tha cho mình. Người đàn ông lạnh lùng nói hắn sẽ không làm hại cô đâu.

Sau khi lái xe nhanh khoảng chừng 20 phút, hắn chọn một nơi vắng vẻ và cưỡng hiếp cô gái. Sau khi thỏa mãn dục vọng, kẻ lạ mặt đòi lấy thêm tiền. Patricia đưa cho hắn 4 đô la cô đang có trong ví. Hắn ra lệnh cho cô vào trong xe, trói lại và lấy áo khoác của mình phủ lên đầu cô rồi lái xe quay trở lại Phoenix. Bỏ cô gái lại tại bến xe buýt, gã đàn ông lạ mặt lái xe lao vút đi trong đêm.

Hiếp dâm đã trở thành một vấn nạn ngày càng nhức nhối tại Phoenix trong đầu những năm 1960. Theo Liva Baker, một phóng viên bám sát các vụ phụ nữ bị hiếp dâm, có 152 trường hợp bị hãm hiếp trong thành phố vào năm Patricia bị tấn công, tăng 20% so với năm trước và sang năm 1961, con số này là 33%. Cũng theo Baker, vào năm 1970, con số này đã tăng lên gấp đôi so với năm 1963.

Patricia nhanh chóng được đưa tới bệnh viện và các bác sỹ có được mẫu tinh trùng bên trong cô gái. Cảnh sát nhanh chóng bắt tay điều tra vụ việc.

Sau khi Patrice được đưa tới bệnh viện, các bác sỹ đã kiểm tra và phát hiện có tinh dịch trong người cô. Cô gái còn khẳng định là mình đang còn trinh nguyên trước khi bị kẻ lạ mặt hãm hại.

Dựa vào lời khai của Patrice, cảnh sát bắt đầu truy tìm một người đàn ông người Mexico khoảng chừng 27 tuổi, để ria, dáng người khá cao và mảnh khảnh, mái tóc đen cắt ngắn. Khi gây án, người này mặc quần jean và áo sơ mi trắng, đeo kính gọng đen.

Tuy nhiên, khi được hỏi về giọng nói của thủ phạm, Patrice không thể miêu tả được rõ. Cô đoán người này có giọng nói giống người Ý. Mặc dù không chắc chắn lắm về điều này nhưng cô khẳng định mình không bao giờ quên mặt hắn và cảm thấy tự tin sẽ nhận ra tên này nếu được gặp mặt.

Có một điều đáng chú ý là Patrice đưa ra một số lời khai khá khó hiểu về quá trình cô bị bắt cóc và hãm hiếp. Cô không nói rõ là tên “yêu râu xanh” đã lột quần áo của mình hay bắt tự cô làm điều đó. Một yếu tố khác nữa là cô nói mình bị tấn công nhưng trên cơ thể của cô không hề có dấu hiệu bị trầy xước hay vết thương nào đó. Cô cũng mơ hồ về việc... mấy lần cô bị kẻ lạ mặt cưỡng hiếp.

Nghi can sau này bị bắt giữ.

Nghi can sau này bị bắt giữ.

Trong suốt quá trình thẩm vấn thêm, các nhân viên điều tra đã phát hiện ra những điều “không thể” trong câu chuyện của Patrice. Vì như lộ trình mà cô gái kể người đàn ông đã đưa mình đi ra khỏi thị trấn. Câu trả lời lảng tránh, miễn cưỡng của cô về việc bị cưỡng hiếp khiến cảnh sát muốn kiểm tra xem cô có nói dối không.

Các chuyên viên nói dối được mời tới để gặp gỡ Patrice. Kết quả là “những câu trả lời của cô gái hết sức sai sự thật”, các nhân viên này trả lời với cán bộ điều tra.

Patrice không thể kể chi tiết về chiếc xe người đàn ông đã lái nhưng tin chắc rằng đó là xe của hãng Ford hoặc Chevy. Cô nói với họ rằng chiếc xe màu xanh, nội thất có màu như sơn hoặc nhựa thông. Có một vòng dây thừng treo ở đằng sau của chiếc ghế bên cạnh ghế của tài xế.

Phoenix là nơi có tỉ lệ tội phạm hiếp dâm khá cao vào thời kỳ đó, các vụ việc xảy ra không còn là việc gây chấn động hay lạ lùng. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra vẫn quyết định liệt vụ việc của Patrice vào hàng nghi vấn khai báo gian vì những miêu tả mơ hồ và câu trả lời lảng tránh của nạn nhân.

Nhưng bù lại, một số thông tin từ gia đình của cô gái đã giúp cảnh sát có một vài hướng phá án nhất định. Đầu tiên, người anh rể của Patrice nói với cảnh sát rằng cô gái có một chút khó khăn về vấn đề tình cảm. Dù đã là người thân của gia đình trong 3 năm rồi nhưng anh này mới chỉ nói chuyện một đôi lần với Patrice vì cô luôn xấu hổ và trốn tránh.

Quan trọng hơn, một người anh rể khác của “nạn nhân” cũng nói rằng anh này thường đón Patrice ở bến xe buýt vì cô này sợ phải đi bộ một mình về nhà. Thường ngày trên đường đưa em vợ về nhà, cả hai thường thấy một chiếc xe ô tô màu xanh lá cây ở trên đường Marlette. Trong khi đó, chiếc xe của thủ phạm mà Patrice miêu tả lại khá giống chiếc xe này. Chính người anh rể này cho biết cả hai hay nhìn thấy chiếc xe tới mức anh thuộc cả biển số của nó: DLF-312.

Nhờ thông tin quý giá này, cảnh sát quyết định tìm gặp chủ nhân của chiếc ô tô màu xanh lá cây này. Quả thực, vào đêm xảy ra vụ việc, chiếc xe có biển số DLF-312 có ở gần hiện trường. Nhưng chủ của nó lại là một phụ nữ ở Phoenix. Mọi việc tưởng như không liên quan tới nhau.

Nhưng có một chi tiết vô cùng bất ngờ. Bạn trai của người phụ nữ này là người Mexico. Cặp đôi này đã đi vắng 2 ngày trước. Không ai biết họ đi đâu. Người hàng xóm bên cạnh cho biết cặp đôi đã thuê xe tải để chở đồ đạc đi xa.

Nhờ sự trợ giúp của hãng xe đã từng chở thuê cho cặp đôi trên, cảnh sát đã tìm được địa chỉ mới của họ. Lập tức, cảnh sát đi tới địa chỉ này. Khi gần tới ngôi nhà, một viên cảnh sát trong đoàn phát hiện ra chiếc xe màu xanh lá cây như được miêu tả.

Đặc biệt, ở phía sau của chiếc ghế bên cạnh ghế tài xế có một sợi dây thừng. Đây chính là yếu tố trùng hợp với lời khai của Patrice.

Những tình tiết mâu thuẫn và bất ngờ khiến vụ án trở nên khó hiểu. Sự thật đằng sau các chi tiết này là gì? 

Theo Khampha/Bảo vệ pháp luật

 

 

 

 


Ý kiến của bạn