Hà Nội

Vụ ám sát Đại sứ Nga Karlov: Altintas không liên quan đến phong trào Gulen?

28-12-2016 16:07 | Quốc tế
google news

SKĐS - Mevlut Mert Altintas, tên khủng bố ám sát Đại sứ Nga Andrei Karlov tại Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước đã được Đảng (cầm quyền) Công lý và Phát triển (AKP) thưởng tiền gấp 30 lần tiền lương cơ bản trong 2 năm 6 tháng, Báo đối lập Aktifhaber đưa tin.

Theo tờ báo, Altintas được tuyển dụng vào hàng ngũ cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014 nhờ hệ thống quy chiếu của AKP, được Chính phủ khởi xướng sau ngày 25-12-2013 điều tra hoạt động tham nhũng liên quan đến nhiều bộ trưởng và gia đình Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

AKP đã loại bỏ hệ thống tuyển dụng trước đây và đóng cửa các học viện cảnh sát để đối phó với điều tra tham nhũng mà chính phủ tuyên bố là một âm mưu đảo chính của phong trào Gulen do học giả Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong phong ở Mỹ cầm đầu từ năm 1999.

Báo cáo cho biết Altinas được thưởng hơn 30 lần tiền lương trong 2 năm 6 tháng. Trong khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Altintas có liên quan đến phong trào Gulen, người ta cũng phát hiện ra tay súng từng tham dự các bài giảng của giáo sĩ Nurettin Yildiz, một người ủng hộ trung thành của Tổng thống Erdogan.

Mevlut Mert Altintas, tên khủng bố ám sát Đại sứ Nga Andrei Karlov tại Thổ Nhĩ Kỳ

Báo Hurriyet đưa tin cuối tuần qua, Altintas đã hô khẩu hiệu của nhóm khủng bố al Nusra sau khi bắn Đại sứ Nga trong một triển lãm ảnh hôm thứ Hai, từng tham gia các bài giảng của giáo sĩ Yildiz  trong Thánh đường Hồi giáo Haci Bayram ở Ankara.

Trong một bài thuyết giáo được chia sẻ trên mạng xã hội vào 25-12, Yildiz kêu gọi chính phủ hoặc giết những đối tượng ủng hộ phong trào Gulen hoặc bỏ đói đến chết trong nhà tù.

Hơn 120.000 người bị cách chức và 40.000 người khác bị bắt sau khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hoạt động chống phong trào Gulen sau cuộc đảo chính hôm 15-7.

Hamidiye Altintas, mẹ của tên sát thủ Altintas bác bỏ truyền thông chính phủ tuyên bố con trai của bà từng học một trường dự bị đại học có liên quan đến giáo sĩ Gulen trước khi gia nhập lực lượng cảnh sát, trang tin T24 đưa tin hôm 24-12.

Tổng thống Erdogan và Chính phủ tuyên bố trong những giờ đầu sau vụ ám sát rằng thủ phạm là một thành viên của phong trào Gulen. Theo những bài viết được truyền thông chính quyền Erdogan đăng tải, Altintas từng theo học trường dự bị đại học Korfez đã bị chính phủ đóng cửa.

Một kênh truyền thông chính phủ tuyên bố thủ phạm sát hại Đại sứ Nga sử dụng một ứng dụng điện thoại di động thông minh có tên gọi ByLock để cố gắng liên lạc với các tay súng phong trào Gulen, thông tin này cũng bị gia đình kẻ ám sát từ chối.

Theo thông tấn Dogan, Altintas không tải ứng dụng ByLock, tuy nhiên, nhà báo ủng hộ chính quyền Abdulkhadir Selvi viết trên Hurriyet, tên khủng bố tải ứng dụng. Một tờ báo tuyên bố Altintas có liên lạc với 10 nghi phạm khủng bố sử dụng ứng dụng nhắn tin ByLock theo báo báo của chính phủ.

Mevlut Mert Altintas, đứng sau và ám sát Đại sứ Nga Andrei Karlov tại Thổ Nhĩ Kỳ. Altintas được cho lầ theo phong trào hồi giáo Gulen

Nhà báo Selvi quả quyết khẳng định Altinas là một nghi phạm liên quan vụ điều tra đạo văn vào năm 2010,  trong vụ điều tra này phong trào Gulen bị cáo buộc ăn trộm đề thi tuyển dụng công chức, một điều kiện tiên quyết có vị trí trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, tên sát nhân sinh năm 1994, không đủ điều kiện tham gia kỳ thi vào ngành cảnh sát năm 2010.

Tất các nghi phạm trong vụ điều tra đặc biệt hoặc bị sa thải hoặc bị bỏ tù. Tuyên nhiên, nhà báo Almet Sik, một người chống phong trào Gulen viết trên Twitter rằng hàng trăm cán bộ cảnh sát chưa bao giờ là đối tượng của bất kỳ cuộc điều tra liên quan đến Gulen.

Hơn nữa, theo các bản tin của truyền thông chính phủ, Mevlut Metty Altintas từng có 8 lần hộ tống Tổng thống Erdogan kể từ sau vụ đảo chính quân sự.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một cuộc chiến toàn diện chống phong trào Gulen kể từ khi các vụ bê bối tham nhũng bị tiết lộ  vào cuối năm 2013. Cuộc đàn áp đối với phong trào lên đến đỉnh điểm mới với nỗ lực đảo chính bất thành vào ngày 15-7 khi chính phủ khẳng định giáo sĩ Gulen chịu trách nhiệm cho cuộc nổi dậy. Phong trào Gulen đã kiên quyết phủ nhận cáo buộc.

Học giả Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Gulen hôm 26-12 lên án vụ ám sát Đại sứ Nga Karlov là “một hành động khủng bố tàn ác” và kêu gọi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xác minh bất kỳ ai hỗ trợ sát thủ.


Quỳnh Hoa
Ý kiến của bạn