Vòng tròn sáng rực bao quanh Mặt Trời suốt nhiều giờ, chuyên gia nói gì?

12-07-2023 19:01 | Xã hội
google news

SKĐS - Trưa 12/7/2023, người dân nhiều khu vực ở tỉnh Tây Ninh thích thú khi chứng kiến vòng tròn sáng rực bao quanh mặt trời, kéo dài gần 3 giờ đồng hồ.

Ngày mai (11/7) sẽ có giao hội giữa mặt trăng với các hành tinh Ngày mai (11/7) sẽ có giao hội giữa mặt trăng với các hành tinh

SKĐS - Mặt Trăng sẽ đi qua khu vực bầu trời nơi có ba hành tinh nhóm trong của hệ mặt trời là sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ.

Hiện tượng thiên nhiên thuần túy

Sự xuất hiện của mặt trời đi kèm quầng hào quang thu hút nhiều sự chú ý và kéo dài suốt cả buổi sáng, rất dễ quan sát trong điều kiện trời trong và không mây. Nhiều người cho rằng, đây là 1 hiện tượng hiếm gặp có thể điềm báo 1 thiên nhiên đáng sợ. Hiện tượng quầng sáng mặt trời xuất hiện rõ nét nhất từ lúc 12 giờ trưa, mờ dần lúc 14 giờ và sau đó biến mất.

Gần đây nhất, Mặt trời với một quầng sáng bao quanh xuất hiện gần trưa 8/5 kéo dài trong vòng 10 phút khiến nhiều người dân tò mò. Giải thích về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuần Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho rằng, đây là hiện tượng quầng 22 độ.

Quầng sáng Mặt Trời báo hiệu điềm gở, chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

Hiện tượng quầng sáng Mặt Trời diễn ra ở Tây Ninh trưa 12/7.

Đây là hiện tượng quầng sáng mặt trời, còn gọi là hào quang mặt trời là một hiện tượng thiên văn có tên khoa học là Halo. Quầng hào quang là những vòng ánh sáng bao quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Chúng thường xuất hiện khi có một lớp mây ti mỏng xuất hiện trên bầu trời. Sự kết hợp giữa hóa học, vật lý và hình học là nguyên nhân chính tạo ra quầng mặt trời.

Bầu khí quyển pha trộn nhiều loại khí, bao gồm khí oxy, nitơ và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đặc và sau đó đông cứng thành tinh thể băng. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua tinh thể băng, dạng hình học của tinh thể sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ, tương tự hiện tượng xảy ra khi ánh sáng chiếu qua một lăng kính.

Quầng mặt trời hoặc mặt trăng thường là dấu hiệu dự báo sắp có mưa. Do quầng hào quang cần tinh thể băng để hình thành, tinh thể băng thường xuất hiện trong những đám mây ti ở độ cao lớn. Những đám mây này có thể kéo đến nhiều ngày trước khi có khối khí nóng hoặc lạnh mang mưa đến. Tuy nhiên, không phải mọi đám mây ti đều đi kèm bão. Một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy lượng nước ở thượng quyển gia tăng. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra cả với Mặt Trăng.

"Đây là một hiện tượng khá hiếm gặp nhưng đã xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Người dân không nên lo lắng hay gán ghép hiện tượng này với các quan điểm không đúng. Để tránh ánh sáng mặt trời bị khúc xạ đi vào mắt có thể tác động không tốt đến mắt, người dân nên đeo kính râm để quan sát quầng mặt trời", chuyên gia giải thích.

Quan sát Mặt Trăng để đoán thời tiết

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, đây cũng không phải hiện tượng quá hiếm và không quá khó hiểu. Đối với quầng của Mặt Trăng, chính vì nó xảy ra vào thời điểm không khí ít hơi nước, khó mưa nên người ta thường nói: "Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa".

Vùng sáng ở quanh đĩa sáng mặt trăng, gọi chung là hào quang của trăng (moon"s halo) là một hiện tượng quang học do khúc xạ ánh sáng trong khí quyển của trái đất. Nó sinh ra do ánh sáng từ mặt trăng khúc xạ khi đi qua khí quyển trái đất, không phải là hào quang tồn tại thực quanh mặt trăng.

Trăng quầng thường tương ứng với khi thời tiết oi bức hoặc rất ít mây. Khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá). Ánh sáng từ mặt trăng (vốn do mặt trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh mặt trăng.

Đó chính là hiện tượng con người thường thấy trong những ngày trời oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hào quang này, người ta thường dự đoán rằng trời sẽ còn oi bức và khô trong những ngày tiếp theo. Khi trên tầng cao khí quyển có lớp mây dầy, chứa nhiều nước đóng băng, ánh sáng từ mặt trăng đi qua bị khúc xạ nhiều lần, do đó không tạo ra một góc khúc xạ duy nhất, thậm chí bị tán sắc rõ rệt.

Lúc này hào quang quanh Mặt Trăng không phải một vòng sáng trắng rộng mà thường là một vùng hào quang nhiều màu (hơi giống cầu vồng) bao quanh và không tách biệt hẳn ra với đĩa sáng Mặt Trăng như đối với khi trời oi, khô. Điều này dẫn đến kinh nghiệm rằng khi Mặt Trăng có "tán" như vậy thì tức là trời đang có nhiều mây và rất dễ sớm có mưa. Tuy nhiên kinh nghiệm dân gian không phải luôn đúng mà chỉ có tính chất tương đối.

Chẳng hạn khi "trăng quầng", nếu quầng càng rõ tức là trời càng oi, thì bản thân việc trời oi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch áp suất trong khí quyển, sinh ra gió, bão và mưa. Ngoài ra, tùy vào mật độ và số lượng tầng mây trên khí quyển, đôi khi trăng có thể có cả "quầng" và "tán" cùng lúc.

Theo các chuyên gia thời tiết, khi vầng hào quang xuất hiện, dự báo sắp đến sẽ là những ngày có mưa hoặc nhiều gió.

Trồng cây thành công trên mẫu đất lấy từ Mặt TrăngTrồng cây thành công trên mẫu đất lấy từ Mặt Trăng

SKĐS - Các nhà khoa học lần đầu tiên đã trồng cây thành công trên mẫu đất của Mặt Trăng được các phi hành gia mang về khi thực hiện sứ mệnh Apollo.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lấy Sổ Tiết Kiệm 200 Tỷ “Ảo” Làm “Mồi Câu”, Nữ Quái Giả Danh Đại Tá Lừa Đảo Ca Sĩ Nổi Tiếng | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn