Mọi cơ thể đều khác nhau, và hình dáng của mỗi người đều khác biệt. Không có cơ thể ai giống nhau. Nghĩa là vòng eo không phải lúc nào cũng mang nhiều ý nghĩa liên quan tới sức khỏe.
Trên thực tế, bảng chỉ số "one size" gắn cân nặng với nguy cơ sức khỏe không phải lúc nào cũng hữu ích. Cơ thể khỏe mạnh có thể thuộc mọi hình dáng và kích cỡ.
Nhưng kích cỡ vòng eo cũng có thể giúp tìm ra bạn có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe tiềm tàng, trong đó bao gồm bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Mặc dù không nên đánh giá sức khỏe chỉ qua các con số, nhưng cũng nên hiểu rõ các chỉ số về cân nặng, chiều cao có thể mang ý nghĩa gì và có hành động để cải thiện.
1. Vòng eo trung bình của phụ nữ Mỹ
Tham khảo chỉ số cân nặng/chiều cao bình quân của phụ nữ Mỹ:
Vòng eo: 98 cm
Chiều cao: 1m62
Cân nặng 77kg
Cỡ quần: L-XL
Cỡ váy: 18-20
Theo CDC Mỹ, vòng eo trung bình của phụ nữ Mỹ hiện nay là 98 cm, tăng lên so với cách đây 10 năm (95 cm).
Ở Mỹ, vòng eo trung bình cũng thay đổi theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì vòng eo càng lớn. Chẳng hạn như:
- 20-30 tuổi: vòng eo bình quân 94 cm
- 40-59 tuổi: vòng eo bình quân 100 cm
- 60 tuổi trở lên: vòng eo bình quân 101 cm.
Đối với thiếu nữ ở Mỹ (tuổi từ 13-19), chỉ số bình quân như sau: vòng eo khoảng 82-83 cm; size quần: M-L; size váy: 12. Thông thường, các chỉ số hình thể của thiếu nữ ở Mỹ thay đổi mỗi năm do ở tuổi dậy thì các em lớn rất nhanh. Đến năm 18 tuổi thì vòng eo giảm xuống chút ít, nhưng 19 tuổi trở đi thì vòng eo có xu hướng to lên.
Vòng eo trung bình của thiếu nữ Mỹ theo tuổi như sau: 13 tuổi (76-77 cm); 17 tuổi (gần 85 cm); 18 tuổi (khoảng 84,5 cm); 19 tuổi (86-87 cm).
2. Bảng chỉ số vòng eo khỏe mạnh so với chiều cao
Số đo vòng eo của mỗi cá nhân có thể không nói lên nhiều điều về sức khỏe hay nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của bạn. Tuy nhiên, vẫn có những ngưỡng có thể làm tăng nguy cơ đối với một số vấn đề về sức khỏe.
Khi vòng eo của bạn > 80 cm, có thể tăng nguy cơ với sức khỏe. Và nếu vòng eo > 88 cm, có thể tăng nguy cơ đáng kể với sức khỏe. Tất nhiên đây chỉ là chỉ số vòng eo khỏe mạnh còn để đánh giá sức khỏe toàn diện thì còn nhiều chỉ số khác như huyết áp, đường huyết, mỡ máu, cholesterol,....
Ngoài ra, tỷ lệ về vòng eo so với chiều cao cũng giúp bạn nhận ra mình liệu có gặp nguy cơ nào về sức khỏe liên quan tới vòng eo hay không. Để tính tỷ lệ này, hãy chia vòng eo với chiều cao và nhân lên 100.
Tỷ lệ vòng eo so với chiều cao (cách tính: vòng eo/chiều cao x 100) | Mức độ nguy cơ |
---|---|
< 42 % | nhẹ cân |
42 - 48 % | cân nặng khỏe mạnh |
49 - 57 % | thừa cân |
> 58 % | béo phì |
Ví dụ: nếu bạn cao 1m70 - 1m72, và vòng eo 81 cm, tỷ lệ từ eo tới hông của bạn là 47%. Sau đây là phép tính:
32 ÷ 67 = 0,47
0,47 X 100 = 47%
Như vậy, vòng eo 80-82 cm so với chiều cao 1m70 - 1m72 được coi là khỏe mạnh. Nhưng đây là vòng eo khỏe mạnh chứ không có nghĩa là bạn không gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Một số chuyên gia y tế sử dụng tỷ lệ giữa vòng eo với chiều cao bởi có thể giúp phát hiện những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn ở giai đoạn sớm. Cách tính này có thể còn hữu ích hơn cách tính trọng lượng cơ thể truyền thống, bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) và cân nặng nói riêng.
Bởi đối với chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh (tính tỷ lệ vòng eo so với cân nặng), bạn vẫn có thể dôi ra mỡ thừa quanh bụng tiềm ẩn nguy cơ tiến triển một số bệnh mạn tính liên quan tới cân nặng.
Tuy nhiên, mỗi cách tính đều có những ưu điểm riêng. BMI cũng có thể có những lợi thế riêng so với những cách tính khác.
3. Cách để đo vòng eo
Cách đo vòng eo của bạn có thể hơi khác so với cách đo của nhà nhân trắc học.
Phần cơ thể mà cơ sở làm đẹp/nhà nhân trắc học coi là vòng eo thực sự của bạn có thể khác với phần cơ thể mà bạn coi là vòng eo tự nhiên của mình.
Vị trí để đo vòng eo tự nhiên của mỗi người còn mang hơi hướng sở thích cá nhân. Một số mặc quần áo cạp cao (phần eo cao lên), trong khi những người khác lại thích mặc váy hay quần cạp trễ xuống tận dưới hông.
Nhưng để xác định chu vi vòng eo thực sự của mình, bạn sẽ cần phải tự đo lại tại cùng một điểm mỗi lần. Để làm điều đó, hãy làm theo các quy tắc sau:
- Đứng thẳng, hai bàn chân đặt chắc chắn, rộng bằng vai
- Đặt thước dây vào phần eo, nằm ở giữa phần đáy của xương sườn và phần đầu của hông. Đây được gọi là phần giao điểm của xương hông với xương sườn.
- Thả lỏng, rồi sau đó đo lại theo cách tự nhiên của bạn. Đừng thắt dây đo quá chặt. Cũng không để thước đo xuống tận phần hông của bạn.
- Bạn có thể đo lặp lại 3 lần và lấy bình quân của 3 lần đo nếu kết quả có sai số.
4. Lưu ý về vòng eo
Sức khỏe của bạn không chỉ xác định bởi một con số. Một số đo, chỉ số hoặc kích thước sẽ không phải là yếu tố quyết định bạn có khỏe mạnh hay không.
Sức khỏe là sự kết hợp của nhiều yếu tố: từ tinh thần, hoạt động thể chất, các chỉ số đường huyết, huyết áp, cân nặng và số đo vòng eo,...
Nhưng đừng để ý tưởng đạt đến một chỉ số cụ thể về hình thể, cho dù đó là con số trên bàn cân hay thước dây ảnh hưởng quá lớn tới cuộc sống của bạn.
Đôi khi những chỉ số này giúp bạn hướng tới mục tiêu có cơ thể cân đối hơn và thực hành lối sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải ai có chỉ số BMI lành mạnh cũng đều có sức khỏe tốt. Thậm chí một số người có vòng eo lớn mà vẫn rất khỏe mạnh.
Phép đo phù hợp với người khác không phải là phép đo phù hợp với bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn từng so sánh mình với hoa hậu, người mẫu hay những người nổi tiếng trên truyền hình, phim ảnh.
Sự so sánh như vậy có thể dẫn tới những kỳ vọng không lành mạnh. Nếu bạn định thay đổi số đo của mình dựa trên ngoại hình của người khác, bạn có thể dễ bị sa sút thể lực, luôn cảm thấy mệt mỏi,... do thiếu dinh dưỡng.
Cơ thể là của bạn, sức khỏe cũng của bạn và hạnh phúc là của riêng bạn. Hãy yêu quý cơ thể mình dù hình thể có ra sao, hãy sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và ăn uống, tập luyện khoa học.
Bật mí: Cách đi bộ để giảm cân hiệu quả