Nguyên nhân gây vô sinh nữ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới, trong đó phải kể đến: Nguyên nhân do cổ tử cung, nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng, nguyên nhân do rối loạn rụng trứng, nguyên nhân do tuổi tác, sử dụng một số biện pháp tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, phụ nữ hút thuốc lá, nhiễm trùng tiểu khung.
Ngoài ra, một số bệnh lý liên quan đến nội tiết có thể gây vô sinh như bệnh bướu cổ, bệnh gan, thận, thượng thận…
Một số bệnh có thể gây vô sinh
Viêm âm đạo:
Bệnh do kí sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra, có biểu hiện ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư bất thường (có màu trắng đục, loãng, có bọt nếu bị viêm do kí sinh trùng và đặc như bột, có ánh trắng nếu bị viêm nhiễm do nấm).
Nếu không giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong hoạt động tình dục cũng có thể dễ bị viêm âm đạo, thậm chí là viêm âm hộ. Viêm âm đạo nếu không được chữa khỏi sẽ lan lên buồng trứng gây viêm và cản trở quá trình rụng trứng hoặc thụ tinh.
U xơ tử cung:
Đây là loại u lành tính thường thấy nhất trong tử cung. U xơ có thể nằm ngoài bìa hoặc lọt trong lòng tử cung. Tuy không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung nhưng u xơ tử cung lại có thể làm cho cơ thể phụ nữ khó chịu. Đặc biệt, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên trong nhiều trường hợp, người bệnh có những triệu chứng có thể nhầm với mang thai.
Nếu u ở vị trí gần niêm mạc thì có thể gây chảy máu, băng huyết... Trong trường hợp này cần được can thiệp để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, cản trở việc thụ thai.
U nang buồng trứng:
U nang buồng trứng hình thành bên trong buồng trứng và là bao nang chứa đầy dịch. Bệnh có các triệu chứng rất mơ hồ, khó phán đoán từ sớm. Đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ. Dù đa số là lành tính, song nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư buồng trứng, đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, từ đó gây khó khăn trong quá trình thụ thai và có con của chị em.
Vô kinh
Khi trưởng thành mà không có kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh. Vô kinh có thể là nguyên phát (từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ thấy kinh) hay thứ phát (đã từng có kinh nhưng sau đó không có kinh nữa hay là kinh rất thưa trên 6 tháng mới có kinh một lần). Vô kinh có thể do rất nhiều lý do như: dị tật bẩm sinh đường sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng sớm ở phụ nữ còn trẻ nguyên phát hay sau điều trị có mổ cắt buồng trứng hay hóa trị, xạ trị do ung thư.
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghĩa là có những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang nhưng vẫn có con bình thường vì ở những người này, có rất nhiều trứng nhưng trứng không chịu rụng.
Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang và không có con nên đến cơ sở điều trị hiếm muộn để được điều trị bằng cách sử dụng các thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng.
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng này chưa được tìm ra nên không có cách phòng tránh bệnh này. Tuy nhiên, trong hội chứng buồng trứng đa nang, trên 50% bệnh nhân có tình trạng béo phì và béo phì cũng làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Do đó, chị em nên có chế độ ăn uống và thể dục để tránh béo phì gây khó khăn trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang.
Suy buồng trứng, rối loạn phóng noãn
Kinh nguyệt không đều đặn và dần tắt hẳn có thể là dấu hiệu của bệnh tử cung nhi hóa. Rối loạn phóng noãn thường gây khó có thai và việc điều trị phải sử dụng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Thông thường tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%. Kích thích buồng trứng thường không làm quá nhiều lần trên một bệnh nhân nên không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và cũng không gây ảnh hưởng lên sức khỏe thai nhi.
Ở trường hợp cắt một bên buồng trứng thì vẫn có thể sinh con bình thường.
Thiếu nội tiết tố nữ
Nếu đến tuổi trưởng thành mà ngực lép như đàn ông, núm vú cũng nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của buồng trứng không hoạt động.
Để xác định chính xác, cần đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm nội tiết: FSH, estradiol và được khám phụ khoa đề chẩn đoán.
Các phương pháp điều trị vô sinh ở phụ nữ
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị hẹp tắc do viêm dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa của tất cả các trường hợp vô sinh nữ.
Vật lý trị liệu không có rủi ro. Tuy nhiên có thể có đau nhức. Có khoảng hơn 70% số bệnh nhân điều trị thành công bằng vật lý trị liệu với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.
Dùng thuốc
Bệnh nhân được sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát triển của trứng trong quá trình rụng trứng. Dùng thuốc có thể khiến bạn mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation. Có thể gặp một số tác dụng phụ như: nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban.
Phẫu thuật
Phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng phẫu thuật bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật bẩm sinh và loại bỏ dính, polyp, u nang, và tăng trưởng tế bào bất thường khác. Bệnh nhân có thể gặp phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ bị đau nhẹ hoặc nặng tùy từng loại phẫu thuật.
Hỗ trợ sinh sản
Thụ tinh nhân tạo: Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được bơm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.
Thụ tinh trong ống nghiệm: Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.
BS. Hương Lan