Hà Nội

Vitamin và khoáng chất nào quan trọng với đường ruột?

SKĐS – Bổ sung đúng loại vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ mạnh mẽ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Sức khỏe đường ruột tốt giúp tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu để hỗ trợ khả năng miễn dịch và sức khỏe tinh thần tốt. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là cách để cải thiện sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe đường ruột tối ưu nhất, cần bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp...

Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho đường ruột khỏe mạnh:

1. Khoáng chất magiê tốt cho đường ruột

Magiê là một trong những chất dinh dưỡng chính mà bạn nên tiêu thụ để có đường ruột khỏe mạnh. Khoáng chất này giúp thư giãn các cơ trong ruột, rất cần thiết để thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và giảm táo bón. Ngoài ra, magiê còn làm giảm tình trạng viêm trong ruột, góp phần vào sức khỏe tiêu hóa nói chung.

Bao gồm các loại thực phẩm giàu magiê trong chế độ ăn uống như: Rau lá xanh (rau bina, cải Thụy Sĩ), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, bí ngô, hạt lanh...), các loại đậungũ cốc nguyên hạt.

Vitamin và khoáng chất nào quan trọng với đường ruột?- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu magiê góp phần cho sức khỏe đường ruột khỏe mạnh.

2. Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong hệ vi sinh vật đường ruột. Chất dinh dưỡng này giúp điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật và do đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các triệu chứng như tiêu hóa kém, mệt mỏi và mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, sữa (sữa, pho mát, sữa chua), thịt (gà, thịt bò, gan), cá (cá hồi, cá ngừ) và các sản phẩm có nguồn gốc thực vật được tăng cường (ngũ cốc, sữa đậu nành) là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào.

3. Kẽm

Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì niêm mạc ruột và phục hồi thành ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bảo vệ ruột khỏi nhiễm trùng.

Các nguồn kẽm tự nhiên là: Động vật có vỏ (hàu, cua), thịt bò, thịt lợn, hạt bí ngô, đậu gà và ngũ cốc tăng cường...

4. Vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Đối với sức khỏe đường ruột, vitamin D giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật ruột và tăng cường chức năng hàng rào ruột. Thiếu hụt vitamim D có thể dẫn đến viêm ruột và loạn khuẩn (mất cân bằng hệ vi sinh vật).

Có thể tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung vitamin D như: Cá béo (cá hồi, cá ngừ), lòng đỏ trứng, sữa tăng cường, nấm… Ngoài ra, cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bổ sung vitamin D khi cần thiết.

5. Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, giúp co cơ trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động thích hợp và làm giảm các triệu chứng đường tiêu hóa như táo bón. Canxi cũng giúp duy trì mức độ pH cân bằng trong dạ dày và do đó làm giảm trào ngược axit.

Bao gồm các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống như: Các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa, phô mai), sữa thực vật tăng cường (hạnh nhân, đậu nành, yến mạch), rau lá xanh (cải xoăn, cải xanh, cải thìa) và hạnh nhân...

Vitamin và khoáng chất nào quan trọng với đường ruột?- Ảnh 2.

Thực phẩm giàu canxi rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột,

6. Vitamin C

Vitamin C tốt cho sức khỏe đường ruột bằng cách hỗ trợ sản xuất collagen, duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc ruột. Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin C làm giảm viêm và bảo vệ ruột khỏi stress oxy hóa. Vitamin C cũng làm tăng khả năng hấp thụ sắt, một chất dinh dưỡng quan trọng cho đường ruột và sức khỏe tổng thể.

Trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), dâu tây, ớt chuông, kiwi, bông cải xanh, cà chua và rau bina… là nguồn cung cấp vitamin C tốt.

7. Natri

Natri giúp cân bằng chất lỏng, rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đóng vai trò trong nhu động ruột trơn tru. Tuy nhiên, lượng natri nạp vào quá nhiều cũng có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột.

Natri tự nhiên có trong các loại thực phẩm như cần tây, củ cải đường và sữa… nhưng hầu hết natri có trong muối ăn.

8. L-Glutamin

L-Glutamine là một loại axit amin giúp sửa chữa và tăng cường niêm mạc ruột, đặc biệt là trong các tình trạng như hội chứng rò rỉ ruột và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ăn thịt bò, thịt gà, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bina và rau mùi tây là tốt nhất để có được chất dinh dưỡng này.

9. Kali

Chất dinh dưỡng này giúp điều chỉnh sự co cơ trong đường tiêu hóa, do đó hỗ trợ nhu động ruột trơn tru và ngăn ngừa táo bón; duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể, rất quan trọng trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa.

Ăn chuối, khoai lang, quả bơ, rau bina, đậu (đậu đen, đậu thận), cam và sữa chua… là những cách phù hợp để bổ sung kali.

Mời bạn xem thêm video:

8 thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản | SKĐS



DS. Sơn Hải
Theo TOI
Ý kiến của bạn