Ban đỏ do hóa trị liệu (TEC) là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu, với các biểu hiện mẩn đỏ, phồng rộp và sưng tấy nghiêm trọng, thường ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân hoặc các vùng trên cơ thể có nếp gấp trên da.
Đối với một số bệnh nhân, các triệu chứng của TEC nhẹ và sẽ tự hết sau khi ngừng hóa trị. Tuy nhiên, một số trường hợp, tình trạng này vẫn tồn tại và có thể trở nên trở nên nghiêm trọng hơn khi điều trị hóa trị tiếp theo.
Thông thường, sử dụng steroid tại chỗ được kê đoen để điều trị TEC, nhưng có thể mất đến 4 tuần để cải thiện các triệu chứng.
Trước đây, các nhà khoa học của Northwestern Medicine (Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng, vitamin D liều cao giúp cải thiện ban đỏ ở những bệnh nhân bị cháy nắng nghiêm trọng và tổn thương da liên quan đến hóa trị liệu. Nghiên cứu mới đây cho thấy kết quả tương tự có thể áp dụng trong trường hợp TEC.
TS. Cuong Nguyên, Khoa Da liễu tại Northwestern Medicine, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Việc sử dụng hóa trị liệu cũng gây ra tổn thương độc hại cho da, tương tự như cách bức xạ tia cực tím có thể gây ra tổn thương da trực tiếp".
Trong nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã đánh giá một nhóm bệnh nhân trong độ tuổi từ 36 đến 38 tuổi bị TEC, đã được bổ sung vitamin D liều cao. 2/3 số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính và 1/6 người bị thiếu máu bất sản. Tất cả đều phải hóa trị trước khi tiến hành cấy ghép tế bào gốc. Trong đó, 1/6 bệnh nhân đã phát triển TEC sau khi được hóa trị liệu cho u nguyên bào thần kinh đệm.
Khi được điều trị bằng hóa trị liệu khoảng 1 tuần, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng TEC. Sau đó, những bệnh nhân này được cung cấp liều lượng vitamin D khác nhau. Kết quả cho thấy, tất cả các bệnh nhân đều cải thiện tình trạng đau, ngứa hoặc sưng tấy chỉ sau một ngày điều trị và cải thiện tình trạng mẩn đỏ trong vòng 1 đến 4 ngày điều trị.
Các nhà khoa học cho hay, hiện tại hiệu quả của vitamin D với các triệu chứng của TEC là trong tình trạng cấp tính. Trong thời gian tới, sẽ cần nghiên cứu sâu hơn để biết vitamin D có hiệu quả khi dùng trong tình trạng bệnh mạn tính hay không.
Xem thêm video đang được quan tâm:
4 sai lầm 'kinh điển' khi ăn trái cây nhiều người mắc phải.