Hà Nội

Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn

07-02-2022 14:00 | Thông tin dược học

SKĐS – Bệnh tự miễn là bệnh khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này...

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn đau nửa đầuBổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn đau nửa đầu

SKĐS - Theo một đánh giá mới được công bố trên tạp chí The American Journal of Emergency Medicine, việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn đau đầu mỗi tháng và số ngày đau đầu ở những bệnh nhân đau nửa đầu.

Bệnh tự miễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ

Bệnh tự miễn là những bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể mất đi khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Các kháng nguyên trong cơ thể nhầm lẫn và tấn công chính các cơ quan trong cơ thể, trong khi các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể lại không được ngăn chặn, chúng tấn công và gây tổn thương các cơ quan.

Bệnh tự miễn được đánh giá là bệnh có mức độ nguy hiểm thứ 3, chỉ sau bệnh lý tim mạchung thư.

Các bệnh tự miễn (AD) như viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ do thấp khớp, bệnh tuyến giáp tự miễn và bệnh vẩy nến là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Các bệnh tự miễn thường gặp ở người lớn tuổi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tuổi thọ.

Và vai trò của vitamin D

Hiện nay, có rất ít phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tự miễn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng các chất bổ sung, bao gồm vitamin D và axit béo omega-3 có những tác dụng hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn.

photo-1644211922602

Vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women, Hoa Kỳ đã đánh giá liệu việc bổ sung vitamin D và/hoặc axit béo omega có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh bệnh tự miễn hay không.

Nghiên cứu ngẫu nhiên với 25.871 nam giới (trên 50 tuổi) và phụ nữ (trên 55 tuổi) tại Hoa Kỳ dùng vitamin D3 (2000 IU) hoặc axit béo omega-3 (dầu cá 1 gam) hàng ngày trong khoảng 5 năm. Những người tham gia được ngẫu nhiên chia thành các nhóm: Nhận vitamin D cùng với axit béo omega-3; vitamin D với giả dược; axit béo omega-3 với giả dược; hoặc chỉ dùng giả dược.

Kết quả cho thấy, những người dùng vitamin D, hoặc vitamin D và axit béo omega-3 có tỷ lệ bệnh tự miễn thấp hơn đáng kể so với những người dùng giả dược.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc bổ sung axit béo omega-3 đơn độc không làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tự miễn thấp hơn, nhưng bổ sung trong thời gian dài lại có hiệu lực hơn.

Một số nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng các chất bổ sung, bao gồm vitamin D và axit béo omega-3 có những tác dụng hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn.

Các nhà khoa học cho hay, đến nay, chưa có cách nào có thể ngăn chặn được bệnh tự miễn. Do đó, với kết quả nghiên cứu mới này đã mở ra một hy vọng về liệu pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tự miễn từ các vitamin và chất bổ sung. Các nghiên cứu sâu hơn vẫn đang tiếp tục được tiến hành, đặc biệt là nghiên cứu các tác dụng phòng ngừa bệnh tự miễn ở những người trẻ tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com, 26/1/2022)
Ý kiến của bạn