Hà Nội

Vitamin D có công dụng gì đối với cơ thể?

14-07-2024 08:43 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người. Nhiều trẻ sẽ bị thiếu hụt vitamin D nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và chế độ ăn không bổ sung đủ vitamin D. Vậy vitamin D có công dụng gì, mỗi ngày cơ thể cần bổ sung bao nhiêu vitamin D là đủ?

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

SKĐS - Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương - một chứng loãng xương ở trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin D

Các nguyên nhân gây thiếu vitamin D phổ biến là:

  • Do chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin.
  • Do cơ thể lâu ngày không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Do cơ thể không được hấp thu hoặc sử dụng vitamin D đúng cách.
  • Do cơ thể mắc các bệnh gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D như bệnh suy thận, suy gan, đái tháo đường và các bệnh mạn tính khác.

Mặc dù có nhiều đánh giá khác nhau về lượng vitamin D mà cơ thể cần, dao động từ 600 - 2000 IU. Nhưng lượng tham chiếu hàng ngày được khuyến nghị nhiều nhất là 600 - 800 IU, cụ thể:

- Trẻ em và thanh thiếu niên: 600 IU.

- Người lớn dưới 70 tuổi: 600 IU.

- Người lớn trên 70 tuổi: 800 IU.

- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: 600 IU.

Mức vitamin D tối ưu trong máu mỗi người nên rơi vào khoảng 20 - 50ng/ml.

Mặc dù trường hợp dư thừa vitamin D là cực kì hiếm gặp, nhưng tốt nhất lượng vitamin D tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 4.000 IU.

Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu vitamin D nếu không được bổ sung đầy đủ loại vitamin này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D nhiều hơn người khác, đó là: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Người cao tuổi; Người bị béo phì; Người mắc bệnh tiêu hóa; Người mắc bệnh lý khác; Người đang dùng thuốc…

Vitamin D có công dụng gì đối với cơ thể?- Ảnh 2.

Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người.

Vai trò vitamin D đối với cơ thể

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng.

Do vậy, vai trò của vitamin D rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D thì ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm. Khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu, nên sẽ gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy…

Dưới đây là những công dụng cụ thể của vitamin D

Tăng cường sức khỏe xương

Canxi và photpho là những yếu tố cần thiết để tăng cường sức khỏe và cấu trúc xương. Vitamin D giúp cho việc hấp thu những khoáng chất này từ thực phẩm vào cơ thể dễ dàng hơn. Đây là yếu tố rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương.

Vitamin D tốt cho răng

Vitamin D cũng rất cần thiết cho sức khỏe của răng. Bạn cần nhớ thêm rằng trong khi bổ sung vitamin D, hãy dùng kèm vitamin K2 để tăng thêm hiệu quả hấp thu canxi vào xương và răng. Nhờ đó sẽ hạn chế lượng canxi chuyển đến những vùng đặc biệt như động mạch và mô mềm.

Vitamin D có tác dụng chống nhiễm trùng

Các loại vitamin giúp đảm bảo cho cơ thể hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tật. Vitamin D giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm.

Vitamin D chống vi khuẩn, virus

Vitamin D điều tiết các gen giúp kiểm soát hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt vi khuẩn virus. Một nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản cho thấy trẻ em ở độ tuổi đến trường nếu được bổ sung 1.200 đơn vị vitamin D mỗi ngày trong mùa đông sẽ giúp giảm 40% nguy cơ bị nhiễm cúm A.

Phòng bệnh tự miễn

Vitamin D còn được coi là một bộ điều biến miễn dịch tiềm ẩn, vì nó giúp ngăn ngừa các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, viêm ruột. Các gen có liên quan đến bệnh tự miễn bị kiểm soát bởi vitamin D. Bằng chứng sinh học chỉ ra rằng vitamin D là lá chắn giúp chống lại một số bệnh tự miễn và ung thư.

Vitamin D làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Vitamin D có khả năng làm giảm huyết áp cao, giảm nguy cơ bệnh tim do xơ vữa động mạch, cơn đau tim và đột quỵ. Thiếu hụt vitamin D làm tăng 50% nguy cơ đau tim. Điều tồi tệ hơn là nếu bạn đang bị bệnh tim mạch mà thiếu vitamin D thì nguy cơ đau tim tăng lên 100%. Nếu thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ mắc một loạt các bệnh mạn tính như đa xơ cứng, lao và nhiễm trùng theo mùa… Vì vậy hãy bổ sung đầy đủ loại vitamin quan trọng này.

Tóm lại: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho. Vì vậy, để không bị thiếu vitamin cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu vitamin D, canxi, photpho…

Bổ sung vitamin D vào thực phẩm như sữa, phomát, dầu ăn, bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng… Thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng.

Dự phòng và điều trị bệnh liên quan tới vitamin D (nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, bệnh viêm tuỵ, viêm thận…). Dự phòng và điều trị thiếu vitamin D (tại cơ sở y tế).

Dấu hiệu cho thấy trẻ nhận quá ít vitamin DDấu hiệu cho thấy trẻ nhận quá ít vitamin D

SKĐS - Trẻ sơ sinh và trẻ em cần vitamin D để phát triển bình thường và phát triển xương khỏe mạnh. Nếu không có đủ vitamin D, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương, khiến xương mỏng và yếu.

BS. Nguyễn Thị Bích
Ý kiến của bạn