Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia ở Cao đẳng Hoàng gia London Anh (ICL) sau khi kết thúc nghiên cứu ở 209 người, tuổi trung bình 54 - 74 từ năm 2008. Đây là nhóm người đã phải nhập viện do mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay bệnh hen. Khi nhập viện, cơ thể những người này có hàm lượng vitamin C cực thấp lại sống ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí rất cao nên bệnh tình trầm trọng. Sở dĩ, vitamin C làm giảm hiệu ứng tiêu cực của nạn ô nhiễm không khí là do nó có chứa thành phần chống ôxy hóa, có tác dụng bảo vệ các phân tử gây hại cho cơ thể hay còn gọi là các gốc tự do, thủ phạm tiêu diệt tế bào, dẫn đến nhiều bệnh nan y như tim mạch, ung thư và bệnh đường hô hấp. Theo nghiên cứu, vitamin C và các loại vitamin khác có tác động rất lớn đến quá trình gây bệnh. Trung bình, cứ tăng 10mcg/m3 các hạt gây ô nhiễm không khí thì số người phải nhập viện liên quan đến bệnh COPD lại tăng tới 35%. Những người trong cơ thể có hàm lượng vitamin C thấp thì rủi ro tăng bệnh cao gấp 1,2 lần, tỷ lệ tăng bệnh này có tính đến các yếu tố cấu thành khác như tuổi tác, thói quen hút thuốc lá... Trong số này, khí thải ôtô và các nhà máy điện đốt than được xem là “sát thủ” gây bệnh COPD tiềm ẩn nhất.
Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Epidemilogy số tháng 4/2013.
BẮC GIANG (Theo MDC , 4/2013)