Hà Nội

Vitamin C có thể bảo vệ bạn trước COVID-19 không?

04-03-2022 14:10 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Khi số lượng F0 ngày một tăng cao, thì việc tăng sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng. Rất nhiều diễn đàn mách nhau bổ sung vitamin C, thậm chí dùng liều cao để phòng, chống COVID-19. Vậy vitamin C có bảo vệ được bạn khỏi COVID-19 không và bổ sung như thế nào?

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu, tham gia vào một số quá trình sinh hóa trong cơ thể. Nhiều quá trình liên quan đến sức khỏe miễn dịch.

Đây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể trung hòa các hợp chất không ổn định trong cơ thể (còn gọi là các gốc tự do) và giúp ngăn ngừa hoặc đảo ngược tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.

Khá dễ dàng để đáp ứng nhu cầu vitamin C thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, miễn là bạn ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Ví dụ, một quả cam vừa cung cấp 77% khuyến nghị hàng ngày và 1 cốc (160 gram) bông cải xanh nấu chín cung cấp 112% DV.

photo-1646373180851

Vitamin C là một chất chống oxy hóa

2.Vitamin C ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch như thế nào?

  • Tác dụng chống oxy hóa của vitamin C có thể làm giảm viêm, giúp cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Vitamin C cũng giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da đóng vai trò như một hàng rào ngăn các chất có hại xâm nhập vào cơ thể. Vitamin C cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
  • Vitamin cũng thúc đẩy hoạt động của các tế bào thực bào, các tế bào miễn dịch giúp chống lại vi khuẩn có hại và các phần tử khác.
  • Ngoài ra, nó thúc đẩy sự phát triển và lưu thông tế bào lympho (một loại tế bào miễn dịch), có thể tấn công các chất lạ hoặc có hại trong máu.

Trong các nghiên cứu về hiệu quả của vitamin C đối với virus gây ra cảm lạnh thông thường, vitamin C dường như không làm cho bạn ít bị cảm lạnh hơn - nhưng nó có thể giúp bạn vượt qua cảm lạnh nhanh hơn và làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong trái cây và rau quả có thể giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh. Liều cao đang được nghiên cứu về khả năng làm giảm viêm phổi, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Cũng có một số bằng chứng từ nghiên cứu động vật và nghiên cứu trường hợp ở người cho thấy vitamin C liều cao hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) có thể làm giảm viêm phổi trong các bệnh hô hấp nghiêm trọng do cúm H1N1 hoặc các loại virus khác.

Tuy nhiên, những liều lượng này cao hơn nhiều so với liều khuyến nghị hàng ngày và không có đủ nghiên cứu để hỗ trợ việc sử dụng vitamin C liều cao cho bệnh viêm phổi tại thời điểm này. Bạn không nên bổ sung vitamin C liều cao - kể cả bằng đường uống - vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy và nhiều hệ lụy sức khỏe khác…

3. Một số nghiên cứu về vitamin C với COVID-19

Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Bệnh các bệnh lây nhiễm ở Trung Quốc, Hiệp hội Y tế Thượng Hải cho biết, sử dụng vitamin C liều cao hỗ trợ điều trị cho những người nhập viện với COVID-19. Liều cao hơn liều khuyến nghị hàng ngày được khuyến cáo nên tiêm qua đường tĩnh mạch để cải thiện chức năng phổi, có thể giúp bệnh nhân không phải thở máy hoặc hỗ trợ điều trị ở những bệnh nhân này.

Ngoài ra, một đánh giá năm 2019 cho thấy điều trị vitamin C liều cao cả đường uống và đường tiêm tĩnh mạch có thể hỗ trợ những người nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU) đối với các bệnh hiểm nghèo bằng cách giảm 8% thời gian nằm ICU và rút ngắn 18,2% thời gian thở máy.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã đăng ký một thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu thêm về hiệu quả của vitamin C (IV) ở những người nhập viện với COVID-19.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là vitamin C vẫn chưa phải là một phần tiêu chuẩn của kế hoạch điều trị COVID-19 vì bằng chứng vẫn còn thiếu.

Mặc dù vitamin C liều cao dùng tiêm tĩnh mạch hiện đang được thử nghiệm để xem liệu nó có thể cải thiện chức năng phổi ở những người bị COVID-19 hay không, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy bổ sung vitamin C liều cao có thể giúp điều trị bệnh. Trên thực tế, chúng có thể gây ra các biến chứng như tiêu chảy…

4. Bạn có cần bổ sung vitamin C không?

Với đại dịch COVID-19, điều đặc biệt quan trọng để bảo vệ khỏi COVID-19 là thực hiện giãn cách, thực hành vệ sinh thích hợp, tiêm phòng… Không có chất bổ sung nào có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật.
photo-1646373184799

Hiện tại, không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng bổ sung vitamin C dạng uống để ngăn ngừa COVID-19.

Vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh do các virus khác gây ra, nhưng điều này không có gì đảm bảo rằng nó sẽ có tác dụng tương tự đối với virus gây ra COVID-19.

Ngoài ra, vitamin C là một loại vitamin tan trong nước. Lượng dư thừa không được lưu trữ trong cơ thể mà được loại bỏ qua nước tiểu. Uống nhiều vitamin C hơn không có nghĩa là cơ thể bạn đang hấp thụ nhiều hơn.

Hơn nữa, mặc dù vitamin C liều cao có vẻ hứa hẹn trong điều trị COVID-19, những liều này đặc biệt cao và được dùng qua đường tĩnh mạch - không được dùng bằng đường uống. Ngoài ra, nó chỉ được đưa ra trong những trường hợp đủ nghiêm trọng để cần nhập viện.

Để bổ sung vitamin C tốt nhất và an toàn nhất, nên ăn một chế độ ăn uống có nhiều loại trái cây và rau quả, sẽ cung cấp đủ khuyến nghị vitamin C mà một người khỏe mạnh cần - cùng với nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác.

Nếu bạn muốn bổ sung vitamin C, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, và lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và không dùng quá 2.000 mg mỗi ngày.

Căng thẳng oxy hóa từ Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) tạo ra các gốc tự do và cytokine, dẫn đến tổn thương và suy giảm các cơ quan của tế bào. Về mặt này, việc sử dụng các tác nhân chống oxy hóa trong việc quản lý sinh lý bệnh này đang trở nên phổ biến. Một trong những phương thức như vậy là vitamin C.

Mặc dù vitamin C được biết là có tác dụng chống oxy hóa, nhưng ý nghĩa lâm sàng của việc sử dụng nó trong điều trị ARDS do viêm phổi do virus vẫn chưa được xác định. Có những báo cáo về việc sử dụng vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao như một phần của điều trị ARDS liên quan đến nhiễm SARS-CoV2, nhưng không có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng hoặc bằng chứng cụ thể để hỗ trợ việc sử dụng nó.

Mời độc giả xem thêm video:

Bộ Y Tế: Căn cứ cấp độ dịch để mở lại các hoạt động du lịch địa phương từ 15/3


DS Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn