Mỗi chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không được quản lý tốt có thể phát triển thành rối loạn sức khỏe tâm thần cần được điều trị.
Quản lý rối loạn lo âu, trầm cảm
Rối loạn lo âu và rối loạn tâm trạng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), khoảng 31% người trưởng thành ở Hoa Kỳ trải qua bất kỳ rối loạn lo âu nào vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Ngoài ra, có cùng một tỷ lệ phần trăm thanh niên (từ 13-18 tuổi) bị rối loạn lo âu.
Theo NIMH, khoảng 8,4% tổng số người trưởng thành ở Hoa Kỳ trải qua giai đoạn trầm cảm vào năm 2020, khiến trầm cảm trở thành một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất.
Lo âu, trầm cảm là tình trạng rất thường gặp
Hiện điều trị chứng lo âu và rối loạn tâm trạng bằng sự kết hợp của liệu pháp và thuốc. Liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp hành vi biện chứng là hai lựa chọn liệu pháp phổ biến.
Có một số phương pháp điều trị theo toa cho chứng rối loạn lo âu như thuốc benzodiazepine và buspirone. Ngoài ra, một số loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị cả lo âu và trầm cảm, bao gồm SSRI (lexapro hoặc zoloft) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (anafranil hoặc tofranil).
Một số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có thể thử các phương pháp điều trị tự nhiên để cải thiện các triệu chứng và sử dụng các chất bổ sung thảo dược như ashwagandha và valerian.
Khám phá vai trò của vitamin B6 giảm lo âu, trầm cảm
Nghiên cứu mới của các nhà khoa hoc Đại học Reading ở Vương quốc Anh tập trung vào vai trò tiềm năng của vitamin B6, vốn được biết là làm tăng sản xuất GABA (Gamma-Aminobutyric Acid), một chất hóa học ngăn chặn các xung động giữa các tế bào thần kinh trong não.
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy một số loại vitamin B có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu.
Các nhà khoa học đã tuyển dụng một nhóm gồm 478 người tham gia tự báo cáo về chứng lo âu và / hoặc trầm cảm. Họ được chọn ngẫu nhiên để nhận vitamin B6, vitamin B12 cao hơn nhiều so với lượng khuyến nghị hàng ngày (khoảng 50 lần mức khuyến nghị hàng ngày) hoặc giả dược và uống trong một tháng.
Vào cuối thử nghiệm cho thấy, mức GABA tăng lên trong số những người tham gia bổ sung vitamin B6 đã được xác nhận bằng các thử nghiệm trực quan, hỗ trợ giả thuyết rằng vitamin B6 có tác dụng giảm lo lắng. Những người tham gia dùng vitamin B6 đã thấy giảm đáng kể triệu chứng liên quan đến rối loạn lo âu, tâm trạng tốt hơn so với nhóm dùng giả dược.
GS David Field, Trường Đại học Reading, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Vitamin B6 giúp cơ thể tạo ra một chất truyền tin hóa học cụ thể ức chế các xung động trong não và nghiên cứu của chúng tôi liên kết tác dụng làm dịu này với việc giảm lo lắng ở những người tham gia. Trong khi những người tham gia vào nhóm dùng vitamin B12 báo cáo có sự cải thiện nhẹ về các triệu chứng lo âu và trầm cảm so với nhóm dùng giả dược, tuy nhiên sự cải thiện là không đáng kể.
Mặc dù nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, nhưng đây có thể là một thông tin hữu ích cho những người bị rối loạn lo âu. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định các can thiệp dựa trên dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe tinh thần, cho phép các can thiệp chế độ ăn uống khác nhau được kết hợp trong tương lai để mang lại kết quả cao hơn.
Mời độc giả xem thêm video:
Rong biển- vị thuốc