Hà Nội

Việt Nam phối hợp với CDC nâng cao năng lực xét nghiệm

30-08-2013 15:44 | Quốc tế
google news

Với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC) tại Việt Nam từ năm 2008, để tăng cường quản lý hệ thống phòng xét nghiệm tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.

 Với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam từ năm 2008, để tăng cường quản lý hệ thống phòng xét nghiệm tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm. Một trong số đó là tổ chức triển khai thí điểm Chương trình nâng cao chất lượng phòng XN theo mô hình SLMTA của Tổ chức Y tế thế giới (WHO châu Phi) thực hiện, trong đó có tổ chức các khóa đào tạo về quản lý chất lượng xét nghiệm cho các cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp làm công các xét nghiệm.Ngay sau khi kết thúc khóa tập huấn do Bộ Y Tế tổ chức ngày 29/8,  phóng viên (PV) báo Sức Khỏe&Đời Sống đã có cuộc trao đổi với ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB về vấn đề này.

Việt Nam phối hợp với CDC nâng cao năng lực xét nghiệm 1
 ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB
 

Trong chương trình SMLTA,  những sáng kiến  gì đã được đưa vào để phù hợp với thực tế và điều kiện phòng thí nghiệm Việt Nam, thưa ông?

Chương trình SLMTA có đặc điểm, cấu trúc với nhiều mức độ, có thể áp dụng cho tất cả các phòng xét nghiệm, vì được chia thành nhiều cấp độ, để các phòng xét nghiệm nâng cấp từ mức độ hiện có, từng bước nâng lên các mức độ cao hơn bằng cách sử dụng các nguồn lực tại chỗ, phù hợp với đơn vị. Việc cung cấp các lớp tập huấn có tính thực hành cao và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp, thường xuyên tại phòng xét nghiệm. Đồng thời các phòng xét nghiệm sẽ thực hiện nhiều sáng kiến cải tiến về xét nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế tại các phòng xét nghiệm.

Ông cho biết những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận là gì, có những chỉnh sửa gì để phù hợp với Việt Nam?

Hiện nay đã có Tiêu chuẩn quốc tế về phòng xét nghiệm (ISO 15189), thời gian vừa qua Cục Quản lý KCB đã và đang hỗ trợ 11 phòng xét nghiệm nâng cấp để đạt được chứng nhận Tiêu chuẩn này. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Bộ và các cơ quan có liên quan về cơ chế khuyến khích các bệnh viện có khoa xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Vì ISO 15189 là tiêu chuẩn quốc tế, theo kinh nghiệm của các nước, việc xem xét điều chỉnh, xây dựng bộ tiêu chuẩn phù hợp với thực tế mỗi nước và các phòng xét nghiệm lâm sàng ở Việt Nam cũng đang được các cơ quan tham mưu của Bộ Y tế xem xét đặt ra xem xét và sẽ có đề xuất với Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, quyết định, trong đó các tiêu chí của Bảng kiểm SLMTA cũng là một gợi ý trong việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn đó. Theo thống kê, cả nước đã có 30 phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn này

Theo ông, kết quả thu được của chương trình trong 1 năm qua có khả quan?

Theo báo cáo, tất cả 12 cơ sở đều đạt được các tiến bộ ở các mức độ khác nhau, đã có tiến bộ trong rút ngắn thời gian trả kết quả, kiểm soát tất cả quy trình trước, trong và sau xét nghiệm, so với trước khi thực hiện thí điểm. Từ kinh nghiệm, thành công trong triển khai Chương trình SLMTA trong 1 năm qua, Cục Quản lý KCB sẽ xem xét việc tiếp tục, mở rộng mô hình Chương trình này, giúp cung cấp các xét nghiệm tin cập, kịp thời phục vụ chăm sóc và điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Xin cảm ơn ông.

Yến Châu (Thực hiện)



“Một hệ thống phòng xét nghiệm chất lượng cao là nền tảng cho một hệ thống y tế quốc gia vững mạnh. Tuy nhiên hiện tại chỉ có một số ít trong số gần một nghìn phòng xét nghiệm tại Việt Nam được công nhận quốc tế. Chương trình SLMTA tăng cường sức mạnh cho đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm của họ. Chúng tôi đang bắt đầu năm thứ hai của chương trình và ngay sau đó số lượng các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ tăng lên đáng kể. Thông qua chương trình PEPFAR và tổ chức CDC, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ hơn 30 triệu USD và hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia về phòng xét nghiệm và kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng xét nghiệm trong 15 năm tới”.

Giám đốc CDC Michelle McConnell



Ý kiến của bạn