Việt Nam là quốc gia giàu có về tài nguyên dược liệu

13-12-2022 16:00 | Y học cổ truyền

SKĐS - Tài nguyên dược liệu của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, với hàng nghìn bài thuốc dân gian của các dân tộc được nghiên cứu, gìn giữ và phát triển hàng nghìn năm.

Người được mệnh danh là “ông tổ” thuốc Nam và mở đầu cho nền y dược cổ truyền của Việt NamNgười được mệnh danh là “ông tổ” thuốc Nam và mở đầu cho nền y dược cổ truyền của Việt Nam

SKĐS - Thiền sư Tuệ Tĩnh được mệnh danh là ông tổ của nghề thuốc Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã để lại nhiều đóng góp to lớn cho nền y học cổ truyền, góp phần đưa nền y học của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Kho tri thức khổng lồ về chăm sóc sức khỏe

Từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã biết dùng cây cỏ xung quanh mình tạo thành những bài thuốc quý, qua nhiều năm tháng được cải biên, phát triển, các phương thuốc này ngày càng hoàn thiện, trở thành nền tảng cho y học dân gian ở mỗi dân tộc. Nhờ tính hiệu quả, an toàn và kinh tế, y học cổ truyền đã được người dân tin dùng trong chăm sóc sức khỏe.

Theo Cục Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có nền y hoc cổ truyền lâu đời và phong phú. Y học cổ truyền Việt Nam bao gồm y học dân gian của các dân tộc Việt Nam và y học cổ truyền trong hệ hàn lâm. Y dược cổ truyền Việt Nam luôn chú trọng đến công tác kế thừa, chọn lọc, ứng dụng, bảo tồn nhằm phát huy giá trị y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền đóng vai trò then chốt trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân ngay từ cơ sở.

Việt Nam là quốc gia giàu có về tài nguyên dược liệu - Ảnh 2.

Trồng dược liệu ở Hà Giang.

Việt Nam có một nguồn tài nguyên và hệ động thực vật phong phú đa dạng trải dài khắp cả nước. Việt Nam là đánh giá là quốc gia giàu có về dược liệu của khu vực và thế giới khi sở hơn hơn 5000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, lan thạch học, thông đỏ...

Từ thế mạnh về tài nguyên, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam cũng phát hiện tích lũy được kho tri thức khổng lồ chăm sóc sức khỏe về y dược cổ truyền với nguồn dược liệu phong phú với hàng nghìn bài thuốc dân gian mang bản sắc riêng của từng dân tộc.

Suốt chiều dài lịch sử, danh y nước Việt thời nào cũng có, từ Thiền sư Tuệ Tĩnh với câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" đến Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh hội tụ tinh hoa của nền y học phương Đông và y học cổ truyền Việt Nam. Sau này với sự đóng góp của những danh y tài năng như BS Nguyễn Văn Hưởng, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế, GS Nguyễn Tài Thu, GS Trần Thúy... Y học cổ truyền Việt Nam đã có bước tiến dài ở cả hai hệ thống hàn lâm và dân gian với hệ thống chính sách phát triển y dược cổ truyền tương đối hoàn chỉnh.

Từ năm 1954 tới nay, y dược cổ truyền Việt Nam đã có bước phát triển mạnh và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế chính thống của Việt Nam.

Đến nay Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới y dược cổ truyền và từng bước hoàn thiện hệ thống từ trung ương xuống địa phương cả về dịch vụ đào tạo đến nghiên cứu khoa học lĩnh vực y dược cổ truyền.

Việt Nam là quốc gia giàu có về tài nguyên dược liệu - Ảnh 3.

Khảo sát vùng trồng dược liệu.

Việt Nam có Học viện Y dược cổ truyền, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã thành lập khoa, bộ môn về y dược học cổ truyền, 22 trường cao đẳng y thuộc các tỉnh thành phố cũng thành lập bộ môn y dược cổ truyền.

Hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỉ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%. 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam. Y dược cổ truyền Việt Nam đã tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia và được bảo hiểm y tế chi trả các mức độ khác nhau ở các tuyến.

Y dược cổ truyền ở cơ sở phát triển mạnh

Tại Việt Nam, các trạm y tế xã là các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng. Chủ trương chính sách phát triển y tế cơ sở đã được Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam rất quan tâm thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách cụ thể, thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đó có sự đóng góp to lớn của y dược cổ truyền.

BS Phạm Văn Hữu, Trưởng Trạm y tế xã Yên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội cho biết mỗi năm trạm y tế điều trị cho khoảng 2000-3000 bệnh nhân trong đó bệnh nhân điều trị y học cổ truyền chiếm khá nhiều. Các bệnh phổ biến là đau lưng, đau vai gáy... Bệnh nhân tai biến mạch máu não, phục hồi chức năng sau tai biến... đến trạm y tế để điều trị.

Y dược cổ truyền ngày càng được nhân dân tin dùng trong phòng và chữa bệnh, với tỉ lệ người bệnh được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trong khám chữa bệnh chung tại tuyến tỉnh là 11,7%, tuyến huyện là 13,4%, tuyến xã là 28,5%.

Bà Nguyễn Thị Thiếp, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương cho biết bà bị đau nhức khớp gối, đi lại khó chịu, ra trạm y tế xã châm cứu, bệnh của bà đã giảm, chân tay không đau đớn, đi lại dễ dàng hơn.

Đáng chú ý bên cạnh hệ thống y tế công lập và dân lập, hệ thống khám chữa bệnh từ thiện cũng phát triển rất mạnh đặc biệt ở phía Nam. Trung bình mỗi ngày đón hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám. chùa Long Thạnh ở TP HCM là một ví dụ. Hơn 20 năm trước, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Phường Thạnh Xuân, TP HCM) từng bị bệnh viện trả về, nhưng với niềm tin vào y học cổ truyền, bà đã tin tưởng thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc ở chùa Long Thạnh, hiện sức khỏe của bà đã ổn định ở tuổi 83. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, cho biết, từ khi được chữa bệnh bốc thuốc, châm cứu thì sức khỏe dần tốt lên, hờn 20 năm qua bà đã chữa trị bằng y dược cổ truyền.

Khám chữa bệnh từ thiện bằng thuốc nam y dược cổ truyền đặc biệt phát triển trong Giáo hội Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Với hơn 210 phòng thuốc nam Phước Thiện từ Nha Trang đến Cà Mau, gần 1,5 triệu hội viên, tính trung bình 5 năm gần đây, Tịnh độ Cư sĩ đã thăm khám cho hơn 4,5 triệu lượt bệnh nhân, cấp pháp hơn 15 triệu thang thuốc, tương đương hơn 4000 tấn thuốc mỗi năm, góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở. Tất cả hoạt động khám chữa bệnh này đều hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ tượng trưng mỗi người 5000-10.000 đồng.

Để duy trì hoạt động khám chữa bệnh miễn phí hàng chục năm, hệ thống có quy trình hoạt động khá bài bản. Nhân sự , các y bác sĩ tại phòng khám không chỉ được đào tạo bài bản mà phải là người có tâm phát thiện, nhận làm việc tại đây chỉ với mức lương rất ít dù khối lượng công việc rất lớn.

Ngày nay, y dược cổ truyền đã phát triển rộng khắp, có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân an toàn, nâng cao chất lượng sống.

Y dược cổ truyền đạt hiệu quả cao trong phòng và điều trị COVID-19Y dược cổ truyền đạt hiệu quả cao trong phòng và điều trị COVID-19

SKĐS - Ngày 11/11, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo Khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ hai tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM với chủ đề: “Y dược cổ truyền trong phòng và điều trị COVID-19, hậu COVID-19”.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sốt xuất huyết - Những sai lầm khiến bệnh chuyển nặng


PV
Ý kiến của bạn