- Xin tiến sĩ đánh giá ý thức chăm sóc răng miệng của người dân Việt Nam có chuyển biến tích cực gì trong những năm qua?
TTND.TS. BS. Ngô Đồng Khanh: Nếu so sánh số liệu qua 3 thời điểm: năm 1995 - 2005 – 2015, chúng ta thấy tỉ lệ ý thức chăm sóc răng miệng của người dân ngày càng tăng. Cụ thể là qua các hành vi sau: Hành vi có chải răng, tăng từ 30 - 89,9% và lên 91,6%; Dùng kem đánh răng có Fluor, tăng từ 40 - 87,8% và lên 89,4%; Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, tăng từ 17,2 - 44,5 - 76,3%; Dùng chung 1 bàn chải răng, giảm mạnh từ 61,3%, còn 36,7% và giảm tiếp 19,5%; Khám răng miệng định kỳ, tăng từ 21,6 - 50,7 - 64,3%.
Nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ Y tế và ngành Răng Hằm Mặt (RHM) cả nước nỗ lực triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ kết hợp các chương trình dự phòng, can thiệp cộng đồng. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh sâu răng, bệnh nha chu ở Việt Nam còn rất cao, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi…
Sâu răng | Viêm nướu (Viêm lợi) | Viêm nha chu (Viêm quanh răng) |
Bệnh sâu răng, bệnh nha chu (bệnh quanh răng) ở Việt Nam còn rất cao, đặc biệt nhất là ở trẻ em và người cao tuổi
- Tiến sĩ có thể cho biết căn cứ vào đâu để đánh giá tỉ lệ bệnh sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu ở Việt Nam còn rất cao? Và nguyên nhân do vì đâu?
- TTND.TS. BS. Ngô Đồng Khanh: Số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia lần 1 năm 1990, lần 2 năm 2.000 và lần 3 năm 2017 cho thấy tình trạng bệnh sâu răng, nha chu… vẫn còn cao.
Với bệnh sâu răng, tỉ lệ trung bình răng sâu mất trám ở trẻ 5 - 6 tuổi khoảng trên 50 - 60%; đặc biệt ở lứa 12 tuổi đến 80 - 85%. Tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ là 85 - 90%, gây ảnh hưởng xấu đến hệ răng vĩnh viễn sau này. Người lớn trung bình mỗi người có 3 răng sâu mất trám.
Riêng bệnh viêm nướu, ở trẻ em từ 85 - 90%; bệnh nha chu, nhiều nhất là tỉ lệ vôi răng ở người trung niên và cao tuổi rất nghiêm trọng, có nơi 90% thậm chí là 100%. Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có tỉ lệ bệnh nha chu cao nhất vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Lý do hàng đầu khiến những con số trên vẫn còn cao xuất phát từ ý thức và hành vi của người dân trong vấn đề tự chăm sóc, tự bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, vấn đề ăn uống với thực phẩm có nhiều đường, có gas, nhiều chất bột dính… mà không chải răng thường xuyên, đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây sâu răng. Cuối cùng là ý thức khám răng định kỳ của người dân chưa cao và dịch vụ chăm sóc răng miệng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn...
Bánh kẹo, nước ngọt là một trong những nguyên nhân gây sâu răng
- Thực tế cho thấy tỷ lệ người dân có hành vi chải răng thường xuyên đã tăng rất cao. Vậy tại sao chải răng nhiều mà không tránh được sâu răng và viêm nướu?
- TTND.TS. BS. Ngô Đồng Khanh: Chải răng đúng cách và thường xuyên với kem có fluor sẽ lấy đi mảng bám tích tụ ở mặt ngoài, mặt trong của thân răng và bề mặt chân răng bị lộ, ở các hố rãnh mặt nhai. Việc chải răng cần phải được bổ sung thêm những biện pháp làm sạch vùng kẽ răng, súc miệng với dung dịch có chất kháng khuẩn để phòng bệnh. Tuy nhiên, chải răng nhiều nhưng không đúng cách thì vẫn bị sâu răng và viêm nướu.
Cách chải răng đúng là: Chải răng ngay sau khi ăn, ít nhất là 2 lần/ngày (2 thời điểm quan trọng là: ngay sau khi ăn sáng và tối trước khi đi ngủ); nên chải răng ít nhất 2 - 3 phút để răng được bổ sung đủ lượng fluor và canxi. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên có cha mẹ hỗ trợ và có thể dùng một lượng ít kem đánh răng (bằng một hạt đậu xanh) không có hoặc có ít fluor; trẻ từ 6 - 12 tuổi có thể sử dụng kem và lượng kem như người lớn, đồng thời dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng có chất kháng khuẩn.
Chỉ đánh răng thôi thì không thể loại bỏ hết sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
- Xin Tiến sĩ cho biết thêm về việc dùng nước súc miệng với dung dịch có chất kháng khuẩn để bảo vệ răng miệng?
- TTND.TS. BS. Ngô Đồng Khanh: Chải răng được xem như biện pháp cơ bản và quan trọng trong phòng bệnh răng miệng, song không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện thuận tiện để chải răng. Hơn nữa, chải răng và dùng chỉ nha khoa chỉ làm sạch bề mặt các răng mà thôi. Trong khi đó, niêm mạc miệng được xem như là “hồ chứa vi khuẩn gây bệnh”, các loại vi khuẩn này dịch chuyển trên bề mặt niêm mạc và mô răng đặc biệt dễ lắng đọng và phát triển ở vùng kẽ răng và dưới nướu. Các loại vi khuẩn này không chỉ gây bệnh răng miệng mà có thể di chuyển xa và gây ra hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh như tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, rối loạn thai kỳ… Do vậy phải cần áp dụng thêm biện pháp làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
Mọi người thường bỏ quên bước sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa
- Tiến sĩ có tư vấn gì để chọn lựa nước súc miệng kháng khuẩn trong phòng ngừa viêm nướu, bệnh nha chu và bệnh sâu răng?
- TTND.TS. BS. Ngô Đồng Khanh: Hiện nay Hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đã công nhận 2 dạng nước súc miệng kháng khuẩn chống mảng bám và phòng viêm nướu tốt: Nước súc miệng chứa các tinh dầu và nước súc miệng có chlorexidine. Tuy nhiên nước súc miệng có chlorexidine phải có toa thuốc của bác sĩ. Hiện nay, nhà sản xuất đã cho thêm chất kẽm và fluor vào trong nước súc miệng chứa các tinh dầu nên rất hiệu quả trong phòng ngừa viêm nướu, bệnh nha chu và bệnh sâu răng: Tinh dầu giúp diệt khuẩn, giảm mảng bám, giảm viêm nướu; chất kẽm có tính kháng khuẩn, giảm vôi răng; fluor giúp tăng cường men ngà giúp đề kháng tốt với sâu răng.