Việt Nam kêu gọi các chương trình hiệu quả đáp ứng biến đổi khí hậu

21-05-2014 14:36 | Quốc tế
google news

SKĐS - Từ 19 – 24/5/2014, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67 diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của 194 quốc gia thành viên.

Từ ngày 19 – 24/5/2014, Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67 diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của 194 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

GS. TS. Lê Quang Cường, trưởng đoàn VN phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67 tại Geneva, Thụy Sỹ

GS. TS. Lê Quang Cường, trưởng đoàn VN phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67

Tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67, Việt Nam (nước chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN tháng 9 tới) thay mặt ASEAN kêu gọi các chương trình hiệu quả đáp ứng biến đổi khí hậu; phát biểu tham luận tại Nhóm Đối tác Y tế toàn cầu (IHP ) và bao phủ y tế toàn dân, có 20 bài tham luận tại các phiên họp y tế. Thứ trưởng Y tế Lê Quang Cường, trưởng đoàn VN chiêu đãi trưởng đoàn các nước ASEAN 3, hội đàm với GĐ WHO TTBD, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ,…

GS. TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp quan trọng này. Tại phiên họp toàn thể của Đại Hội đồng, là trưởng đoàn Việt Nam – nước chủ nhà của Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 sắp được tổ chức tại Việt Nam tháng 9/2014 - Thứ trưởng Lê Quang Cường đã có bài tham luận quan trọng thay mặt cho các quốc gia thành viên ASEAN về những ảnh hưởng của biến đổi khi hậu đối với sức khỏe con người, đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

ASEAN – ngôi nhà chung của 600 triệu người là một khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu. Phần đông dân số ASEAN sống bằng nghề nông với điều kiện địa lý và khí hậu đặc thù nhiều bão, lũ, nước biển xâm thực, ô nhiễm không khí trong nhà, điều kiện kinh tế các quốc gia khu vực ASEAN tuy khá phát triển nhưng còn nhiều khó khăn và gánh nặng bệnh tật.

Thay mặt các quốc gia ASEAN, Việt Nam kêu gọi WHO và các cơ quan Liên hiệp quốc (LHQ) tăng cường các hoạt động nghiên cứu, thực hiện các dự án, chương trình có hiệu quả đáp ứng với biến đổi khí hậu, kêu gọi các nước cùng tăng cường hoạt động trong khuôn khổ Hợp tác Khung và Diễn đàn khu vực về Môi trường và Sức khỏe giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ.

Việt Nam cũng nêu rõ sự quan tâm của Chính phủ và của Bộ Y tế trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động của ngành y tế nhằm đáp ứng với những mối đe dọa của biến đổi khí hậu thời gian qua và cho đến năm 2020. Thứ trưởng kêu gọi WHO và các quốc gia thành viên cùng hành động nhằm tăng cường nhận thức, phối hợp liên ngành, nghiên cứu bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, củng cố hệ thống y tế và huy động hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho lĩnh vực quan trọng này.

Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự tích cực và trình bày tham luận tại các phiên họp toàn thể và các phiên thảo luận kỹ thuật. Với những nỗ lực vượt bậc điều phối viện trợ có hiệu quả trong khuôn khổ Nhóm đối tác y tế HPG – Health Partnership Group, Việt Nam được mời phát biểu tham luận trong cuộc họp của Nhóm đối tác y tế toàn cầu IHP về nội dung tăng cường thông tin và độ tin cậy, tăng cường sự gắn kết và tinh thần làm chủ quốc gia, điều phối hiệu quả viện trợ, tăng cường tính thống nhất và độ tin cậy của các số liệu, chỉ số y tế giữa các quốc gia và các nhà tài trợ.

GS. TS. Lê Quang Cường (giữa), trưởng đoàn VN tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67.

GS. TS. Lê Quang Cường (giữa), trưởng đoàn VN tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67.

Trong kỳ họp này, đoàn Việt Nam có hơn 20 bài tham luận về các lĩnh vực: phòng chống bệnh lây nhiễmbệnh không lây nhiễm; thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR); chuẩn bị sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi; thanh toán bệnh bại liệt; dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ có thai; chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, phòng chống bạo lực ở phụ nữ và trẻ em gái; tình hình thực hiện Công ước Minamata về quản lý thủy ngân và các hợp chất thủy ngân; nâng cao sức khỏe; theo dõi những thành tựu của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế; dự thảo kế hoạch hành động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; các hoạt động bền vững liên ngành tăng cường sức khỏe và công bằng trong chăm sóc y tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội; y dược học cổ truyền; tiếp cận thuốc thiết yếu; phòng chống thuốc giả và thuốc kém chất lượng; tăng cường chăm sóc giảm nhẹ và lồng ghép trong điều trị; tăng cường hệ thống thể chế y tế; cải cách cơ chế hoạt động của WHO; tăng cường hệ thống và nguồn nhân lực y tế; phòng chống lao: vấn đề kháng thuốc kháng sinh trong điều trị lao; phát triển và sản xuất vắc xin.

Trong thời gian tham dự Đại hội đồng, theo thông lệ của các quốc gia thành viên ASEAN, Thứ trưởng Lê Quang Cường đã chủ trì tiệc chiêu đãi của Bộ Y tế Việt Nam trong vai trò là chủ nhà của Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 sẽ tổ chức tại Việt Nam tháng 9/2014, với sự tham dự của các vị Lãnh đạo Bộ Y tế là trưởng đoàn đại biểu các nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách là chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN tháng 9 tới.

Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách là chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN tháng 9 tới.

Đoàn Đại biểu Việt Nam cũng tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác được tổ chức bên lề Đại hội đồng Y tế Thế giới. Thứ trưởng Lê Quang Cường đã được mời tham luận tại cuộc họp về bao phủ y tế toàn dân – những bài học từ các nước ASEAN 3; tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Y tế Bang Geneva Thụy Sĩ về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; hội đàm với Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc về việc tăng cường hợp tác y tế giữa hai nước; tham dự các cuộc họp với Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO; họp với Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi con người Hoa Kỳ về hợp tác tăng cường an ninh y tế toàn cầu; họp với Giám đốc điều hành toàn cầu Quỹ Rockeffeller Hoa Kỳ về tăng cường hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao y tế toàn cầu cũng như các nghiên cứu về chính sách và tài chính y tế; tham dự các phiên họp chuyên đề và tư vấn kỹ thuật của WHO về bao phủ y tế toàn dân, đánh giá công nghệ y tế.

TS. Trần Thị Giáng Hương (từ Geneva, Thụy Sỹ)


Ý kiến của bạn