Hà Nội

Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc về COVID-19

06-01-2021 16:30 | Quốc tế
google news

SKĐS - Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc về -19, trước một đại dịch được cho là một sự kiện lớn nhất thế giới từ năm 1945 tính tới nay - nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ, PGS. TS. Jonathan London thuộc đại học Leiden (Mỹ) nhận định.

Jonathan LONDON | Professor (Associate) | PhD | Leiden University, Leiden |  LEI | Leiden University Institute for Area Studies
PGS. TS. Jonathan London

PGS. TS. Jonathan London cho hay:

"Chúng ta phải nhìn rất rõ là phản ứng của Việt Nam rất là nghiêm túc và chẳng có chuyện bóp méo sự thật, nói dối v.v… Những chuyện đó không thấy ở Việt Nam. Nếu chính phủ Mỹ phản ứng như chính phủ Việt Nam, tôi sẽ hài lòng hơn.

Nhiều người đã hỏi tại sao mà châu Âu quá dở trong việc phản ứng với đại dịch COVID-19. Theo tôi, có một số lý do. Thứ nhất là không có một kinh nghiệm nào đối với đại dịch, chẳng hạn như trước đây thì không có. Thứ hai, vấn đề của phương Tây nói chung là khoảng 30 năm – 40 năm, họ giới thiệu những chính sách và cố gắng để thị trường hóa tối đa tất cả các thị trường và không đầu tư mấy vào những vấn đề công cộng như y tế v.v…, nên hiện nay ở bên châu Âu và Mỹ, chúng tôi đang chịu hậu quả của điều đó.

Về mức độ nghiêm trọng của đại dịch -19, trước câu hỏi liệu đây có thể coi như một "Thế chiến III" hay dẫn đến một sự kiện tương tự như thế về độ trầm trọng, TS. Jonathan London nói: "Nói đây như Thế chiến thứ III thì không phải, nhưng đúng đây là sự kiện lớn nhất kể từ năm 1945… Đại dịch này tạo ra rất nhiều thách thức khác nhau, đối với cá nhân đó là một khủng hoảng, con người cảm thấy rất mệt mỏi và lo lắng, trong bối cảnh của mỗi nhà, mỗi cá nhân phải cố gắng điều chỉnh các hành vi của họ.

Đối với cộng đồng, tôi nghĩ là vấn đề kết hợp cùng nhau khắp các cộng đồng không phải là chuyện lạ với người Việt Nam, nhưng các nước phương Tây, chẳng hạn ở châu Âu, họ mới phát hiện ra cộng đồng là một đơn vị xã hội hết sức quan trọng. Mà cuối cùng về tương lai chúng ta phải cố gắng xây những nền kinh tế, chính trị mà có thể coi trọng hơn sức khỏe của người dân, bởi vì thực sự ai cũng đều biết có một khả năng cực cao sẽ có một đại dịch từ rất lâu rồi, nhưng bây giờ mới đến, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn.

Nên tôi nghĩ là đó là một cơ hội, một dịp cho toàn thế giới và các nước khác nhau tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của hệ thống kinh tế đối với vấn đề dịch".


Hà Anh
Ý kiến của bạn