Việt Nam đã chủ động ứng phó với biến chủng Omicron như thế nào?

28-12-2021 22:12 | Y tế

SKĐS - Trưa 28/12, Bộ Y tế công bố ca bệnh COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên là người nhập cảnh từ Anh. Trước đó, ngay từ khi biến chủng này xuất hiện trên thế giới, Việt Nam đã sớm chủ động triển khai một loạt các hoạt động giám sát, ứng phó với Omicron...

Ca nhiễm biến chủng Omicron không có biểu hiện lây lan ra cộng đồng 

GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, không có biểu hiện lây lan ra cộng đồng.

"Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam đều được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm, các trường hợp dương tính đều được chuyển đến các đơn vị có khả năng để thực hiện giải trình tự gen", Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin thêm.

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng cho biết thêm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân này ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán COVIU-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp.

Việt Nam đã chủ động ứng phó với biến chủng Omicron như thế nào? - Ảnh 1.

Ngay từ khi biến chủng Omicron xuất hiện trên thế giới, Việt Nam đã sớm chủ động triển khai một loạt các h oạt động giám sát, ứng phó với Omicron... Ảnh:minh hoạ

Đối với các ca mắc COVID-19 trong nước, hệ thống giám sát các trường hợp bất thường, các trường hợp hội chứng cúm lây lan nhanh hay có thể nặng biến đổi bất thường để chuyển về các Viện Pasteur/ Viện Vệ sinh dịch tễ để giải trình tự gen để phát hiện biến chủng Omicron.

Chủ động chuẩn bị cho mọi giải pháp đáp ứng với biến chủng Omicron

Tại Việt Nam, ngay từ khi trên thế giới ghi nhận ca mắc biến chủng, cuối tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã chủ động chuẩn bị cho giải pháp đáp ứng với biến chủng này, trong đó yêu cầu giám sát những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài để giải mã gen, phát hiện sớm biến chủng Omicron.

Thủ tướng Chính phủ đã có các công điện yêu cầu các cấp, các ngành phải nâng mức cảnh báo để không bị động, bất ngờ; chuẩn bị đầy đủ 4 tại chỗ; tăng cường năng lực cho y tế cơ sở để tiếp cận F0, tránh quá tải hệ thống y tế; tăng cường giám sát giải trình tự gene để phát hiện chủng virrus; tăng cường kiểm dịch biên giới....

Ngay từ ngày 28/11, để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron vào nước ta từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19; 

Bộ Y tế cũng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gien các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi; 

Đồng thời đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.

Tiếp đó, ngày 29/11, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.

Các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

Sau đó 1 ngày, sáng 30/11, tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với ông Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông John MacArthur – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore – Giám đốc chương trình an ninh y tế toàn cầu của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron. 

Ngày 6/12, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trước biến chủng Omicron.

Tại công điện này, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo việc tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng Omicron như khu vực Nam châu Phi (Nam Phi, Botswana, Namibia, Žimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique...) và một số quốc gia khu vực châu Âu; 

Thực hiện nghiệm việc xét nghiệm, cách lỵ, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch. 

Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát dựa vào sự kiện (EBS), thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19; chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron đến Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định. Kịp thời cách ly y tế, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng. 

Công điện của Bộ Y tế cũng nhắc các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền) ngay khi được phân bố vaccine, đảm bảo an toàn, hiệu quả;  Rà soát và khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đủ liều cơ bản với các trường hợp từ 18 tuổi trở lên; triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với các trường hợp đủ thời gian theo hướng dẫn.

11 ngày sau, 17/12, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 biến thể Omicron.

Tại văn bản này, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh từ ngày 28/11/2021 có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT (Nucleic Acid Amplification Test), PCR trong vòng 14 ngày (kể từ ngày nhập cảnh), phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen nhằm xác định biến thể Omicron.

Trường hợp ghi nhận người dương tính với biến thể Omicron thì tiếp tục rà soát, lấy mẫu xét nghiệm của những người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trước đó, gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm, giải trình tự gen xác định biến chủng Omicron. 

Việt Nam đã chủ động ứng phó với biến chủng Omicron như thế nào? - Ảnh 4.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh từ ngày 28/11/2021 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 để giải trình tự gen xác định biến thể Omicron Ảnh:minh hoạ

Bộ Y tế cũng đặc biệt yêu cầu người dân thực hiện 5K, hạn chế đi lại, tập trung đông người đặc biệt vào dịp lễ tết, cuối năm...

Chiều 28/12: Gần 99% người trên 18 tuổi đã tiêm 1 liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương ráo riết giám sát, phát hiện sớm biến chủng OmicronChiều 28/12: Gần 99% người trên 18 tuổi đã tiêm 1 liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương ráo riết giám sát, phát hiện sớm biến chủng Omicron

SKĐS - Đến 13h ngày 28/12, cả nước đã tiêm 147,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Gần 99% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm 1 liều vaccine; Các địa phương ráo riết giám sát, phát hiện sớm biến chủng Omicron...

Thái Bình
Ý kiến của bạn