Việt Nam có tỉ lệ mắc COPD cao nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

23-03-2016 20:40 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) được coi là một nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Vì vậy, việc điều trị tập trung vào kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu thiệt hại đang là mục tiêu của nhiều nhà khoa họctrên toàn thế giới.

Hội thảo khoa học “Vai trò của liệu pháp kết hợp trong kiểm soát hen suyễn & bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)” do Hội Hô hấp TP HCM phối hợp cùng Văn phòng đại diện hãng dược phẩm Glenmark Pharmaceuticals Ltd tại Việt Nam vừa được diễn ra gần đây với sự tham dự của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ hàng đầu của cả trong và ngoài nước: Ts Vũ Văn Giáp- Tổng thư ký Hội hô hấp Việt Nam Gs- Ts Ngô Quý Châu- Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam, TS-BS Lê Vũ Thượng- Tổng Thư ký Hội Hô hấp TP HCM, Phó trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy, PGs- Ts Trần Văn Ngọc- Chủ tịch Hội hô hấp Tp HCM, Gs- Ts Sydney Stuart Braman- Giáo sư Y khoa Trường Y Khoa Mount Sinai, Hoa Kỳ, Ts Lê Khắc Bảo- Giảng viên Bộ môn Nội ĐHYD Tp HCM, Gs- Ts Stephan Kantrow- Đại học Lusiana, Hoa Kỳ...

Theo TS-BS Lê Vũ Thượng, Tổng Thư ký Hội Hô hấp TP HCM, Phó trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy: COPD đang là vấn đề gánh nặng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng với tần suất mắc, tử vong gia tăng. Nếu cách nay hơn 25 năm tỉ lệ tử vong ở bệnh này chỉ đứng hàng 6 trong 10 loại bệnh nguy hiểm thì dự kiến đến năm 2020, nó là nguyên nhân gây chết xếp thứ 3 cho con người. Việt Nam có tần suất mắc bệnh COPD cao nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với tỉ lệ 6,7% vào năm 2008 và ghi nhận mới nhất vào năm 2015 tỉ lệ này là 9,4% dân số. Bệnh này chủ yếu do hút thuốc lá gây ra,vậy nhưng hiện nay, tỉ lệ người hút thuốcở Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao: 47,6%.

 

Mr Achin Gupta- Giám đốc vùng Châu Á Thái Bình Dương Glenmark Pharmaceuticals Ltd gửi lời cảm ơn tới các Gs, Ts, Bs tham dự hội thảo khoa học

 

Còn theo báo cáo của Gs- Ts Sydney Stuart Braman- Giáo sư Y khoa Trường Y Khoa Mount Sinai, Hoa Kỳ phát biểu tại hội nghị: Viêm mũi dị ứng cũng dẫn đến bênh phổi tắc nghẽn mạn tính. Viêm mũi dị ứng xảy ra khi một dị nguyên như phấn hoa hoặc bụi hít vào cơ thể một người có hệ thống miễn dịch đã mẫn cảm trước đó, và kích hoạt sản xuất kháng thể.Viêm mũi dị ứng bao gồm phản ứng viêm niêm mạc của mũi, mắt, ống tai vòi, tai giữa, xoang và hầu. Bên cạnh đó, hiện nay, bệnh hen cũng đang ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn thế giới với tần suất đang tăng trên nhiều quốc gia, đặc biệt là ở trẻ em và đó cũng là lý do quan trọng ảnh hưởng đến việc học hành. Điều này được giải thích là do sự thay đổi từ tăngô nhiễm môi trường, cơ địa dị ứng đến lối sống căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.

 

Phó Trưởng Khoa Y - Đại học Y dược TP.HCM, Trưởng khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Đại học Y dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM chủ trì hội thảo.

 

Cũng theo TS-BS Lê Vũ Thượng, Tổng Thư ký Hội Hô hấp TP HCM, Phó trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy:Muốn tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đầu tiên phải biết nói không với thuốc lá. Ngoài ra, có hai liệu pháp điều trị bệnh COPD là uống và hít thuốc, trong đó hít thuốc được đánh giá đạt hiệu quả hơn bởi khi hít vào, thuốc phát huy trực tiếp trên cơ trơn phế quản. Liệu pháp hít Corticosteroid giúp bệnh nhân đạt kiểm soát hiện tại như, giảm triệu chứng phù nề và tiết nhầy tại mũi và giảm các triệu chứng khó chịu. Khi thuốc xịt vào mũi sẽ khởi phát tác dụng ngay, đạt kết quả điều trị tối ưu.


Ý kiến của bạn