Viễn chí trị suy nhược, trừ đờm, giảm ho

28-01-2022 09:16 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Viễn chí thuộc nhóm thuốc có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, giảm ho và được dùng nhiều trong các bài thuốc dưỡng tâm an thần.

Vị thuốc là rễ bỏ lõi của cây Viễn chí lá nhỏ. Hình ống dài cong, khoảng 3 – 13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏ ngoài màu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dày và lõm sâu, hoặc có vân dọc nhỏ. 

Dược liệu giòn, dễ bẻ gãy, mặt cắt ngang màu trắng vàng. Ở giữa rỗng, hơi có mùi, vị đắng hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng.

1. Công dụng của vị thuốc viễn chí

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Viễn chí có tác dụng trừ đờm rất tốt; dịch chiết bằng acid có tác dụng co bóp tử cung của chó, thỏ, mèo.

Phần vỏ của vị thuốc có tác dụng làm tan máu. Vỏ lõi đều có tác dụng gây ngủ. Ngoài ra còn có tác dụng chống co giật; tác dụng kháng khuẩn (dịch chiết bằng cồn của viễn chí có tác dụng ức chế lỵ trực khuẩn, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn lao).

photo-1643297125711

Vị thuốc viễn chí.

Theo y học cổ truyền, viễn chí vị đắng, cay, tính ấm, lợi v kinh tâm và thận có công dụng:

- An thần ích trí, dùng trong các trường hợp tâm thần bất an, mất ngủ, hay quên, thường biểu hiện chóng mặt, tinh thần bất thường, có thể phối hợp với táo nhân.

- Khai khiếu, làm sáng tai, mắt, tăng cường trí lực, dùng trong bệnh tai bị ù, mắt mờ.

- Hóa đàm, chỉ ho, táo uất: Dùng khi ho nhiều đờm, đờm đặc, khó thở, có thể phối hợp với cát cánh, đào nhân, uất kim.

- Giải độc: Dùng khi có nhọt độc, có thể ngâm viễn chí với rượu để uống, bã còn lại đem đắp

Chú ý: Khi dùng, nếu tẩm mật ong sao, sẽ giảm kích thích cổ họng. Khi kinh tâm có thực hỏa không nên dùng; khi dùng cần bỏ lõi và không dùng dụng cụ bằng sắt trong chế biến vị thuốc này; không dùng cho phụ nữ có thai.

2. Bài thuốc từ cây vin chí lá nhỏ

2.1 Trị cảm lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, tay chân lạnh: Viễn chí 12g, lá đại bi, lá tía tô, lá ngũ trảo 12g, gừng tươi 4g. Sắc uống cho ra mồ hôi, không ra ngoài trời hoặc ngồi chỗ gió lùa khi uống thuốc.

2.2 Chữa ho ho lâu ngày, đờm kết gây tức ngực, khó thở ở người cao tuổi: Viễn chí 8g, mạch môn 12g, sắc uống dạng từng ngụm, ngày 1 thang.

2.3 Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, hồi hộp, đánh trống ngực, chán ăn: Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân (sao đen), mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống.

2.4 Trị rối loạn giấc ngủ, mơ nhiều, hay quên, hồi hộp: Viễn chí, tâm sen, hạt muồng (sao), mạch môn, nhân hạt táo (sao đen), huyền sâm, dành dành, mỗi vị 12g, sắc uống.

2.5 Chữa chứng trúng phong, đau đầu, sốt cao co giật: Viễn chí, sinh địa, câu đằng, thiên trúc hoàng, mỗi vị 10g, sắc uống.

Mời bạn xem thêm video:



Lương y Hoài Vũ
Ý kiến của bạn