Viêm xoang tái phát, nên ăn gì và kiêng gì thì tốt?

05-07-2022 18:23 | Y học 360
google news

Khi viêm xoang tái phát, bên cạnh việc sử dụng đúng thuốc điều trị thì một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh viêm mũi xoang cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu nhanh chóng và hiệu quả. Vậy người bị viêm mũi xoang nên ăn gì và kiêng gì thì tốt?

Theo cuốn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai - Mũi - Họng" của nhà xuất bản Y học: Viêm mũi xoang là tình trạng viêm sưng lớp màng nhầy lót bên trong các xoang quanh mũi, khiến cho việc dẫn lưu không khí, dịch nhầy tắc nghẽn trong mũi gây chảy nước mũi kéo dài, đau nhức hốc mũi, đau đầu, hắt hơi ra mùi hôi. Nguyên nhân gây viêm xoang thường là do virus, vi khuẩn, dị ứng nấm mốc… Bệnh thường tái lại nhiều lần với các triệu chứng đôi khi rầm rộ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống.

Viêm xoang tái phát, nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? - Ảnh 1.

Người bị viêm mũi xoang nếu mắc thêm các bệnh liên quan đến đường hô hấp thì tình trạng viêm mũi xoang sẽ phức tạp hơn do tai - mũi - họng thông nhau. Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ tăng sức đề kháng, phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Để phòng bệnh viêm xoang các bạn cần nên chú ý đến môi trường sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học.

Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm mũi xoang

Bổ sung rau củ, trái cây giàu vitamin.

Nhóm rau củ quả là những loại thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, chúng không chỉ có tác dụng tái tạo những tổn thương trên niêm mạc xoang. Mà bên cạnh đó, những loại rau củ quả đặc biệt chứa nhiều thành phần vitamin C còn giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Uống nhiều nước

Người bệnh viêm xoang nên uống nhiều nước, đảm bảo khoảng 2 lít/ngày. Nước giúp làm loãng niêm dịch giúp sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Không nên uống nước lạnh. Trước khi đi ngủ bạn nên uống một cốc nước ấm để giảm bớt tình trạng ngạt mũi lâu không khỏi.

Bổ sung các loại gia vị.

Các loại gia vị như tỏi, gừng, sả…được ví như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng xoang và bệnh về đường hô hấp.

Gừng: Được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm, vốn là các bệnh dễ dẫn đến viêm xoang. Trong củ gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng histamine tự nhiên và tính chống viêm. Từ đó, gừng giúp mau lành bệnh, giảm sưng đau, giảm sung huyết, hỗ trợ giảm dị ứng, đau xoang, hạn chế cảm giác buồn nôn khó chịu.

Tỏi: Giúp giảm đau tạm thời, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp dẫn đến viêm xoang nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống oxy hóa.

Viêm xoang tái phát, nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? - Ảnh 2.

Thực phẩm chứa omega

Cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục giàu Omega - 3 có công dụng chống sưng viêm trên đường hô hấp. Một số loại hạt hạnh nhân, hướng dương… là các thực phẩm giàu Omega - 3 có nguồn gốc thực vật. Quá trình điều trị sử dụng thuốc thảo dược có thể gây nóng nhẹ để làm ấm cơ thể, có tác dụng khu phong, tán hàn, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Do đó, để không phải lo về tính nóng của thảo dược trong thuốc thì giải pháp cho bạn là tăng cường bổ sung thực phẩm làm mát cơ thể như các loại đậu đen, trái cây mọng, trà thanh nhiệt, không ăn đồ cay, nóng hoặc dùng bia, rượu…

Thực phẩm người viêm xoang nên hạn chế

Sữa và thực phẩm từ sữa

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sữa làm tăng nhày ở dịch mũi, gây tắc mũi, ảnh hưởng đến quá trình thông khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công. Người bệnh viêm mũi xoang nên hạn chế các loại thực phẩm này để phòng ngừa tái phát, hoặc làm nặng tình trạng bệnh.

Đồ ngọt, nước đá

Các loại đồ ngọt chứa nhiều đường sẽ khiến cho tình trạng viêm mũi xoang trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh có thói quen ăn nhiều đồ ngọt. Uống nước đá tạo ra cảm giác mát lạnh miệng đến dạ dày, lan toàn thân, nhưng nhiệt cơ thể bị giữ lại, hạn chế bay hơi nước bề mặt da gây cảm giác nóng bứt dứt. Nước đá không làm cơ thể bạn mát hơn mà kích thích vùng niêm mạc, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục…

Đồ uống có cồn, bia, rượu

Thức uống có cồn như bia, rượu có thể gây ra các cơn viêm mũi, viêm xoang cấp tính. Bia rượu được ví như "chất lợi tiểu" nếu uống quá nhiều sẽ gây ra mất nước trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, mũi và các lỗ xoang thông nhau nhờ hệ thống lọc bụi bẩn bằng lông chuyển và dịch nhầy. Khi sử dụng bia, rượu cơ thể mất nước khiến dịch nhầy mũi đặc lại khiến cho sự lưu thông trong mũi, xoang bị tắc nghẽn lại gây ra hiện tượng tắc mũi và đau các xoang. Dùng rượu, bia về lâu dài sẽ khiến bệnh viêm xoang lâu khỏi và khó chữa hơn.

Thực phẩm cay nóng, dị ứng

Thực phẩm cay nóng làm mũi tăng tiết dịch nhày, hoặc làm tăng tình trạng trào ngược dạ dày, tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mũi họng. Còn những người có cơ địa dị ứng với một hay nhiều loại thực phẩm nhất định cũng nên tránh xa các thực phẩm gây dị ứng. Khi bị dị ứng thì niêm mạc sưng viêm, và tình trạng viêm thì không hề tốt đối với người bệnh viêm xoang.

Ngoài ra, cùng với việc bổ sung thực phẩm người bệnh viêm mũi xoang cũng cần tích cực luyện tập, lựa chọn đúng thuốc, kiên trì dùng đủ lộ trình để đảm bảo tác dụng khi điều trị bệnh.

Hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính với hơn 13 năm có mặt trên thị trường, thuốc thảo dược Thông Xoang Tán giúp thông mũi, thông xoang, điều trị viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính, làm giảm các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang: đau nhức, chảy nước mũi, nghẹt mũi….

Viêm xoang tái phát, nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? - Ảnh 3.

*Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


PV
Ý kiến của bạn