Viêm mũi xoang hay còn gọi là viêm xoang là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
1. Nguyên nhân gây viêm xoang
Viêm xoang được chia làm 2 nhóm: mãn tính và cấp tính
Viêm xoang mãn tính. Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính như:
- Virus, vi khuẩn, nấm
- Yếu tố toàn thân: Các yếu tố di truyền và bệnh lý miễn dịch, dị ứng
- Yếu tố tại chỗ, môi trường sống.
Viêm xoang cấp tính. Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này là:
- Virus: Thường chiếm đến 90% các trường hợp
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp bao gồm: Vi khuẩn Helophilus Influence, Phế cầu...
2. Dấu hiệu viêm xoang
Triệu chứng của viêm xoang có thể gặp là:
Dựa vào thời gian bị bệnh có thể phân ra:
Viêm xoang cấp tính: Thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, sốt, chảy nước mũi, đau quanh mắt… xảy ra trong khoảng 1-4 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài hơn từ 4-12 tuần có thể gọi là viêm xoang bán cấp.
Viêm xoang mạn tính: Các triệu chứng thường kéo dài trên 12 tuần. Trong viêm xoang mạn tính có 3 nhóm chính là: viêm mũi dị ứng do nấm, viêm mũi họng mãn tính không có polyp và viêm mũi họng mãn tính có polyp.
Viêm xoang tái phát: Thường gặp ở những trường hợp bị hen suyễn hoặc dị ứng khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm.
Dựa trên vị trí có thể chia ra các loại:
- Viêm xoang hàm trên: vị trí nằm ở phía sau xương gò má và cạnh mũi lớn nhất
- Viêm xoang sàng: nằm sâu trong hốc mũi và phía sau mặt
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm: vị trí nằm trong thân xương bướm
- Viêm đa xoang: từ nhiễm khuẩn của một xoang lan sang các xoang khác.
3. Viêm xoang có lây không?
Viêm xoang không phải là bệnh lý lây truyền. Do vậy bệnh không thể lây từ người bệnh sang người lành.
4. Phòng bệnh viêm xoang
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người có thể thực hiện một số phương án sau:
- Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể dục thể thao.
- Một số trường hợp viêm mũi xoang cấp có thể xảy ra trong khi làm việc ở môi trường nhiều bụi bẩn. Lúc này để phòng bệnh mọi người cần tăng cường vệ sinh mũi bằng việc rửa mũi.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như: khói bụi, thuốc lá, nấm mốc, lông chó mèo, phấn hoa… Cần vệ sinh môi trường làm việc và nơi ở thường xuyên, để không gian thoáng mát.
- Hạn chế các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia. Đồng thời tránh xa nơi có khói thuốc, ô nhiễm không khí để hạn chế nguy cơ kích ứng, viêm đường hô hấp.
- Vào mùa đông cần giữ ấm cơ thể, vào mùa hè có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm khi dùng điều hòa.
- Nếu mắc các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, dị ứng, viêm mũi dị ứng… cần tuân thủ điều trị của bác sĩ.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Tiêm phòng các loại vaccine cúm và phế cầu.
5. Cách điều trị viêm xoang
Việc điều trị viêm xoang được phân theo nhóm cấp tính và mạn tính.
Trong viêm xoang cấp tính, việc điều trị sẽ chia theo 3 thể: viêm xoang cấp do virus, sau virus và viêm xoang cấp do vi khuẩn.
- Điều trị viêm xoang cấp do virus và sau virus: sẽ chủ yếu dùng các phương pháp để điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống ngạt mũi, rửa mũi, nâng cao thể trạng…
- Viêm xoang cấp do vi khuẩn sẽ được điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, việc người bệnh sử dụng loại kháng sinh nào sẽ phải phụ thuộc theo từng cá thể. Phác đồ điều trị sẽ rơi vào khoảng 7-10 ngày. Bên cạnh đó người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khác như: xịt mũi, rửa mũi…
Trong điều trị viêm xoang mạn tính, phác đồ điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường người bệnh sẽ được kết hợp điều trị cả nội khoa và ngoại khoa khi có chỉ định.
Khuyến cáo người bệnh khi điều trị viêm xoang nói chung có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.