Viêm xoang: Nên ăn gì, kiêng gì, kế hoạch chăm sóc hiệu quả.

SKĐS - Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và kiêng khem là cần thiết, vậy người viêm xoang cần sinh hoạt thế nào, ăn gì tốt và không nên ăn gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường được chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính hay còn gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng.

Người mắc viêm xoang cấp cần điều trị kịp thời để tránh chuyển sang mãn tính. Đối với người bị viêm xoang mãn, thời gian điều trị sẽ lâu hơn và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. 

1.   Viêm xoang nên kiêng ăn gì?

1.1. Viêm xoang nên kiêng ăn gì để mau lành

Các loại thực phẩm gây dị ứng

Đối với người mắc viêm xoang, cần lưu ý trong việc thu nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, hải sản, thịt gà, thịt bò, thịt vịt,…

Người viêm xoang thường trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm mà trước đó họ có thể ăn được. Do đó, người bệnh cần theo dõi bản thân có dị ứng gì không. 

Bệnh sẽ tệ hơn nếu bị dị ứng, niêm mạc mũi sưng viêm, cùng cảm giác đau nhức khó chịu. Thậm chí, một số trường hợp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nắm được tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm nào thì cần tránh xa nó. 

Có những phản ứng dị ứng chỉ xuất hiện sau khi mắc viêm xoa

ng. Vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng trong ăn uống đối với các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Đồ ăn cay, nóng

Đồ và các gia vị cay nóng làm xấu đi tình trạng viêm xoang.

Đồ và các gia vị cay nóng làm xấu đi tình trạng viêm xoang.

Đồ ăn cay nóng thường không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc viêm xoang. Chúng gây kích thích dạ dày, dẫn đến trào ngược dịch vị dạ dày lên cổ họng. Quá trình này diễn ra liên tục, axit trong dịch vị sẽ làm tổn thương niêm mạc cổ họng. Đồng thời, các dịch mủ cũng được kích thích tiết ra nhiều hơn và ứ đọng trong hốc xoang. 

Lúc này niêm mạc mũi họng có thể bị sưng, viêm nghiêm trọng. Thậm chí, có nguy cơ nhiễm trùng, gây khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh. Để bệnh viêm xoang mau lành, người bệnh cần tránh xa các thức ăn cay nóng nhiêu gia vị. 

Chất kích thích

Các thức uống có cồn và chất kích thích là: Bia, rượu, đồ uống có ga, cà phê,… 

Chúng có khả năng gây kích ứng cổ họng, tạo cảm giác nóng rát, sưng nề mũi,…khiến bệnh tình trở nên trầm trọng. Các đồ uống này kích thích dạ dày trào ngược axit làm tổn thương niêm mạc mũi họng. Mũi xoang bị kích thích tiết nhiều dịch vào ứ đọng trong xoang. 

Ngoài ra, chúng còn khiến cơ thể mất nước, dịch mủ trong xoang vì thế đặc lại gây bít tắc, tăng nặng triệu chứng bệnh. Các đồ uống như rượu bia cũng gây mệt mỏi, giảm đề kháng, khiến quá trình lành bệnh kéo dài hơn.

1.2. Viêm xoang kiêng ăn gì để không tái phát

Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ luôn được khuyến cáo không sử dụng quá nhiều bởi gây nhiều tổn hại cho sức khỏe. Đối với người viêm xoang, chúng làm tăng tiết dịch nhầy và gây viêm nặng nề hơn. Thu nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ cần được hạn chế và tuân thủ đúng đắn nếu muốn viêm xoang không tái phát.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa tươi, pho mai, kem,...không tốt cho người viêm xoang.

Sữa tươi, pho mai, kem,...không tốt cho người viêm xoang.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có khả năng tăng tiết dịch nhày trong mũi xoang, làm lượng dịch đặc, gây cho người bệnh phiền toái, khó thở, chảy dịch mũi thường xuyên. Người mắc viêm xoang cần tránh xa các loại thực phẩm này để phòng ngừa tái phát hoặc làm nặng tình trạng bệnh.

Thực phẩm lạnh

Các loại đồ lạnh cần tránh như: nước đá, kem, chè…

Đối với người mắc các bệnh mũi họng nên từ bỏ các loại đồ uống, thức ăn lạnh. Đồ lạnh khiến tình trạng viêm xoang trở nặng bởi khi đi qua vòm họng, chúng khiến nhiệt độ vùng này thay đổi đột ngột, gây kích thích và làm nặng các triệu chứng bệnh như sưng, nề, tiết dịch mủ,… Đồ lạnh cũng khiến sự phát triển của các vi khuẩn cùng khoang mũi trở nên nặng hơn.

1.3. Một số loại thực phẩm khác nên kiêng khi bị viêm xoang

Đường tinh luyện

Đối với người bị viêm xoang, khi nạp quá nhiều đường sẽ khiến tình trạng viêm trở nặng, xoang nặng hơn. Vì vậy, người mắc viêm xoang cần lưu ý khi ăn các loại đồ như bánh ngọt, kẹo,…

Nước ép trái cây, sinh tố

Là một loại đồ uống giàu dinh dưỡng tuy nhiên lại không có lợi cho người bị viêm xoang. Đồ uống này khiến lượng dịch tiết ứ đọng trong xoang tăng lên, tặng nặng tình trạng bệnh.

2.   Viêm xoang nên ăn gì?

Khi mắc viêm xoang, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình ăn uống hằng ngày để đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Các triệu chứng khó chịu cũng được giảm thiểu và ngăn ngừa viêm xoang tái phát. Tuy nhiên, không phải dưỡng chất nào cũng phù hợp với người viêm xoang. Vì vậy, chúng ta cần biết những dưỡng chất ấy là gì, chứa trong các loại thực phẩm nào.

2.1. Các dưỡng chất cần bổ sung khi bị viêm xoang

Thực phẩm giàu kẽm

Thành phần kẽm trong thực phẩm giúp tình trạng viêm nhiễm ở các vùng xoang trong mũi thuyên giảm. Bởi vậy, tình trạng sưng đau, tấy đỏ do viêm xoang sẽ dần biến mất khi nạp đủ lượng kẽm. 

Viêm xoang: Nên ăn gì, kiêng gì, kế hoạch chăm sóc hiệu quả. - Ảnh 4.

Kẽm có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm xoang.

Người viêm xoang cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất này để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số thực phẩm giàu kẽm người bệnh nên ăn là: Hải sản, tôm, cua, ốc hay thịt lợn,…

Thực phẩm chứa kháng sinh tự nhiên

Đối với người mắc viêm xoang, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thì sử dụng các loại gia vị, thực phẩm chứa nhiều kháng sinh tự nhiên vừa giúp nhanh lành bệnh lại hạn chế được các tác dụng phụ. Kháng sinh tự nhiên thường có trong các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong,… Chúng phát huy công dụng rất tốt trong việc kiểm soát bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là dưỡng chất cần thiết cho những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đặc biệt là viêm xoang. Thành phần omega-3 trong thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, cải thiện các triệu chứng đau nhức do bệnh viêm xoang gây ra. Các thực phẩm giàu omega-3 tốt cho sức khỏe có thể kể đến như: cá mòi, cá nục, cá hồi,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp giảm viêm nhiễm niêm mạc mũi, làm dịu vùng mũi, loãng dịch nhày. Ngoài ra, người bệnh có thể cải thiện sức đề kháng khi cung cấp đủ vitamin C. 

Có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả như cam, súp lơ, khoai tây, kiwi,….

Thực phẩm có tính ấm

Trong Đông y thường khuyến khích người viêm xoang nên sử dụng các loại thức ăn có tính ấm, giúp bổ phế âm, tăng cường sức khỏe xoang.

Gạo nếp là một trong số những loại thực phẩm có tính ấm, thích hợp với người mắc viêm xoang.

Gạo nếp là một trong số những loại thực phẩm có tính ấm, thích hợp với người mắc viêm xoang.

Tham khảo các loại thực phẩm có tính ấm như: gạo nếp, sữa chua, táo tàu, đường đỏ,…

2.2. Một số loại thực phẩm nên ăn khi mắc viêm xoang

Gừng, nghệ

Gừng chứa nhiều thành phần chống viêm như Gingerol - hợp chất chống oxy hóa có hoạt tính sinh học mạnh. Hợp chất này hoạt động như thuốc kháng histamine tự nhiên, chống viêm hiệu quả tại niêm mạc xoang sàng. Gingerol trong củ gừng còn giảm nguy cơ nhiễm trùng do có tác dụng ức chế virus RSV – một trong những virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Viêm nhiễm giảm sẽ khiến các cơn đau mũi, đau đầu, buồn nôn, dị ứng it dần hoặc biến mất.

Gừng có thể được sử dụng linh hoạt như một loại gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn. Đun gừng làm nước xông mũi hoặc nước chườm ấm giúp giảm khó chịu vùng xoang. Ngoài ra, có thể pha trà gừng với mật ong và chanh rất ngon và bổ dưỡng. Người măc viêm xoang nên dùng trà gừng hằng ngày để giảm đau nhức đầu, đau mũi khó chịu khi trời lạnh.

Nghệ cũng là một loại thực phẩm có tác dụng tương tự như gừng, rất tốt cho người viêm xoang. Chất curcumin trong nghệ giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau và chống oxy hóa mạnh. 

Có thể bổ sung nghệ trong chế biến món ăn hằng ngày hoặc uống với mật ong. Tuy nhiên không được sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú.

Tỏi

Trong tỏi có chất alliin có thể chuyển hóa thành allicin với công dụng chủ yếu là kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm, chống lại các tác nhân gây viêm xoang, làm sạch ổ xoang bị viêm. Ngoài ra, các thành phần vitaminC, B6, magie, scordini... trong tỏi giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm viêm.

Người mắc viêm xoang có thể sử dụng tỏi làm gia vị trong các món ăn hằng ngày, ăn sống tỏi, xông tỏi, ngâm rượu tỏi,…

Củ cải

Lượng vitamin C dồi dào trong củ cải trắng và củ cải đỏ giúp gia tăng đề kháng, ức chế sự phát triển của các tế bào tổn thương gây viêm xoang, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm.

Trong Đông y, củ cải còn được sử dụng như phương thức tự nhiên để chống triệu chứng khó thở, chống tắc nghẽn các xoang và giảm cơn đau đầu, đau mũi do viêm xoang gây ra.

Củ cải có thể dùng trong chế biến nhiều món ăn như: củ cải luộc, salad củ cải, canh tôm củ cải trắng,…

Dứa

Nhiều người cho rằng ăn dứa gây ngứa cổ họng và khiến viêm xoang nặng hơn. Tuy nhiên, dứa được dùng khá phổ biến cho người bị viêm xoang.

Dứa chưa nhiều vitamin và các dưỡng chất tăng đề kháng, giảm tiết dịch mũi.

Dứa chưa nhiều vitamin và các dưỡng chất tăng đề kháng, giảm tiết dịch mũi.

Thành phần bromelain có trong quả dứa giúp giảm tiết dịch nhầy ở xoang mũi. Từ đó, triệu chứng chảy dịch mũi và viêm nhiễm cũng sẽ được cải thiện.

Trong quả dứa còn có nhiều vitamin, canxi, chất chống oxy hóa... Các chất này giúp bảo vệ và phục hồi tổn thương niêm mạc xoang, chống dị ứng, chống viêm và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Dứa có thể dùng ăn trực tiếp hoặc ép thành nước, sinh tố hay chế biến với các món ăn để tăng sự đa dạng và thơm ngon. Phần lõi dứa chứa nhiều chất bromalein, người bệnh không nên bỏ lõi dứa.

Cá hồi

Omega 3 ngoài tác dụng làm sáng mắt, chống đông máu, phát triển não bộ còn giúp giảm triệu chứng đau nhức do viêm xoang gây ra. Dưỡng chất này hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bị viêm xoang. 

Đặc biệt, có thể tìm thấy lượng omega 3 dồi dào trong cá hồi và các loại hải sản. Người mắc viêm xoang nên thêm cá hồi vào thực đơn để bổ sung dưỡng chất này.

3.   Kế hoạch chăm sóc đúng cách cho người bị viêm xoang

Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Để việc điều trị viêm xoang được hiệu quả, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng kế hoạch chăm sóc khoa học:

Tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh. Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho người viêm xoang đã được liệt kê bên trên.

Giữ vệ sinh môi trường sống

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, tránh xa chất thải độc hại và khói bụi gây ô nhiễm. 

Đeo khẩu trang

Người bệnh cần đeo khẩu trang đúng cách để hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.

Người bệnh cần đeo khẩu trang đúng cách để hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.

Khi đi ra đường hay đến nơi công cộng hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm nên sử dụng khẩu trang chuyên dụng để tránh hít phải bụi bẩn. 

Vệ sinh răng, mũi, miệng, cổ họng

Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi họng, sạch sẽ, đúng cách. Đánh răng 2 lần một ngày vào sáng và tối, mỗi lần không ít hơn 2 phút. Súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. 

Giữ ấm cơ thể

Người mắc viêm xoang nếu nhiễm lạnh sẽ tăng nặng tình trạng bệnh. Vì vậy, cần lưu ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa lạnh, lúc giao mùa. Nên chú trọng vùng đầu, chân, tay, cổ và mũi,… 

Chườm ấm vùng xoang mũi

Sử dụng khăn bông mềm sạch, thấm nước gừng ấm, hoặc nước ấm đề chườm lên khu vực gò má, trán, mắt giúp dễ chịu hơn. 

Bổ sung đủ nước

Bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước một ngày. Khi uống đủ nước, các chất dịch nhầy trong cổ họng và khoang mũi sẽ loãng ra. Vì vậy bệnh nhân được thông tắc mũi và dễ thở hơn. 

Massage vùng mũi, mặt

Massage giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, làm giảm triệu chứng bệnh.

Massage giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, làm giảm triệu chứng bệnh.

Người bệnh có thể giảm đau nhức mũi, giúp mũi lưu thông bằng cách massage khu vực xoang mũi. Người bệnh tham khảo các bước xoa bóp mũi xoang tại đây.

NKhông dùng chung vật dụng

Bệnh viêm xoang có thể lây. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp, không dùng chung vật dụng cá nhân để hạn chế lây lan vi khuẩn cho người xung quanh. 

Sinh hoạt điều độ

Người bệnh không nên thức khuya, chú ý ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày giúp cơ thể khỏe mạnh. Nên giữ tinh thần thư giãn, vui vẻ, tránh căng thẳng và làm việc quá sức gây mệt mỏi. 

Tập luyện thể dục thể thao

Mỗi ngày nên tập các bài thể dục nhẹ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường thể trạng và nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Khi thấy bản thân có dấu hiệu của viêm xoang, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và lên phương án điều trị triệt để. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn dinh dưỡng và lưu ý trong sinh hoạt để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Hồng Hạnh (tổng hợp)
Ý kiến của bạn