Viêm VA: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

20-09-2024 09:18 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Viêm VA là bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất, thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo với tỷ lệ khoảng 20-30% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên, có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em.

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏCác phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

SKĐS – Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…

1. Tổng quan bệnh viêm VA

VA nằm ở cửa mũi sau, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ. Đây là tình trạng VA bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp. VA là 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng, có nhiệm vụ bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại gồm các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập qua đường thở.

Bệnh viêm VA thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo với tỷ lệ khoảng 20-30% các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Viêm VA cũng dễ xảy ra ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt như mùa lạnh, không khí ẩm, mưa phùn là điều kiện lý tưởng để các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Bình thường, VA là nơi cản trở vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, song VA cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, trở thành ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp nếu miễn dịch giảm.

Viêm VA là bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em.

Viêm VA là bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em.

2. Nguyên nhân viêm VA

  • Sức đề kháng của trẻ suy yếu hoặc VA phải "làm việc" quá tải thì tình trạng viêm dễ dàng xảy ra. Khi bạch cầu không đủ sức chống chọi, vi khuẩn sẽ xâm chiếm VA và cư trú tại đây gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh không tuân theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc trẻ mắc VA uống thuốc mà không khỏi khiến bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại.
  • Khi trẻ mắc bệnh, chính khả năng tạo ra các chất màng lại ngăn chặn tác dụng của thuốc. Do đó, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị không hiệu quả.

3. Triệu chứng viêm VA

Viêm VA cấp tính

  • Bị nghẹt mũi, nặng dần cả 2 bên khiến trẻ thở khó khăn, khi thở có tiếng khò khè, khụt khịt.
  • Trẻ nhỏ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng.
  • Ho.
  • Mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc.
  • Một số bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ và đi ngoài phân lỏng.
  • Trong các đợt viêm cấp có thể xuất hiện sốt từ 38-39 độ C.
  • Có thể nghe kém do tắc vòi nhĩ.

VA mạn tính

Khi bị viêm VA mạn tính, trẻ thường có các dấu hiệu như:

  • Chảy mũi thường xuyên, nhiều hoặc ít, dịch khi trong khi đục.
  • Ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, ngủ ngáy và có thể xuất hiện những cơn ngừng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm.
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt là biến chứng ở những trẻ bị viêm VA mạn tính.

4. Điều trị viêm VA

Các bác sĩ thường dựa vào các giai đoạn cũng như tính chất của bệnh sau khi chẩn đoán.

Đối với viêm VA cấp tính:

Trẻ cần được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với viêm VA mạn tính:

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài, đã đi kèm biến chứng khác. Những lần mắc bệnh này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
  • VA quá phát, phì đại gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ dù đã được điều trị nội khoa, dùng thuốc; Có chứng ngưng thở khi ngủ; Khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sĩ tiến hành nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.

Chỉ định nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi do các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực hiện. Hiện nay, đã có các phương pháp phẫu thuật hiện đại, có thể áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi và hầu như không gây biến chứng.

Giữ vệ sinh vùng mũi họng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý tai mũi họng

Giữ vệ sinh vùng mũi họng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý tai mũi họng.

5. Biện pháp phòng tránh viêm VA

Các bậc cha mẹ cần nắm vững những biện pháp phòng ngừa viêm VA như sau:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng. Tăng cường các loại rau xanh và trái cây có nhiều vitamin C…, giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng viêm VA.
  • Giữ vệ sinh vùng mũi họng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý tai mũi họng
  • Giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực, hai bàn chân cho trẻ khi trời lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,…
  • Thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện các triệu chứng tai mũi họng.
  • Uống nhiều nước.
  • Tuyệt đối tránh các thức ăn mà trẻ bị dị ứng.
  • Hạn chế các thức ăn lạnh, cay chua, nhiều gia vị.
Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏCác phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

SKĐS – Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…


Bs. Nguyễn Thái
Tags:
Ý kiến của bạn