Hà Nội

Viêm tuyến nước bọt và cách trị

19-01-2016 17:00 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Đã 2 tháng nay, một bên mặt của tôi bị sưng to, có hạch ở góc hàm khiến việc ăn uống khó, cơ thể mệt mỏi.

Đã 2 tháng nay, một bên mặt của tôi bị sưng to, có hạch ở góc hàm khiến việc ăn uống khó, cơ thể mệt mỏi. Có phải tôi bị viêm tuyến nước bọt? Xin bác sĩ tư vấn giúp nguyên nhân và cách điều trị.

Vũ Việt Dũng (Thái Bình)

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie... gây nên. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến. Khi tuyến nước bọt bị viêm thì vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, sốt cao, nói, nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống stenon. Bệnh nhân bị bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường không thấy có tổn thương ngoài tuyến nước bọt, không lây thành dịch. Để điều trị bệnh có thể dùng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau. Nếu điều trị không kịp thời, sau 7-10 ngày bệnh giảm các triệu chứng và chuyển sang viêm mạn tính tái phát, sau một vài tháng một lần viêm lại. Ở bệnh nhân viêm tuyến tái phát nhiều lần, vùng tuyến mang tai hai bên phì đại và không nhỏ lại được, vì thế làm biến dạng khuôn mặt.

BS. Thanh Xuân


Ý kiến của bạn