Khi dây thanh âm bị kích thích dẫn đến sưng phồng, giọng nói của trẻ trở nên khàn khàn và khó nghe hơn thường lệ, đó là bệnh viêm thanh quản. Nguyên nhân do trẻ la hét quá nhiều làm cho dây thanh âm bị kích thích. Đôi khi, trẻ hát quá lớn cũng dễ mắc bệnh. Triệu chứng thông thường là giọng nói trở nên khàn đặc hoặc khô khốc, có khi bị tắt tiếng hoặc cố gắng nói nhưng không nói được mà chỉ phát ra những âm thanh the thé, khó nghe.
Cũng có trường hợp bệnh do bao tử gây nên, nguyên nhân vì thỉnh thoảng lượng acid có trong bao tử có tác dụng làm tiêu hóa thức ăn bị trào ngược lên ống dẫn thức ăn, làm cho dây thanh âm bị kích thích. Sự dị ứng hoặc khói thuốc lá cũng gây kích thích dây thanh âm. Nói chung, nhiễm trùng từ vi khuẩn chính là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ, lẫn người lớn. Đôi khi, dây thanh âm bị nhiễm trùng cùng loại vi khuẩn thường gây bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ. Đó cũng là lý do khi trẻ bị cúm hoặc ho nhiều giọng nói cũng trở nên khó nghe hơn. Để bảo vệ thanh quản:
- Không cho trẻ la hét quá lớn trong khi vui chơi để tránh làm trẻ khàn giọng.
- Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với hệ thống máy giữ độ ẩm không khí, vì dễ làm cho cuống họng bị khô.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói, bụi, thuốc lá…
- Cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan.
- Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, nhảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi.
- Nếu viêm phế quản do virút gây nên, cần cho trẻ đến khám bác sĩ để được nhỏ thuốc. Trường hợp này, trẻ cần hạn chế nói chuyện để tránh làm đau rát cuống họng, thay vào đó hãy hướng dẫn cho trẻ cách ra dấu để diễn đạt khi muốn nói chuyện hoặc viết, vẽ ra giấy. Nếu do bao tử, bác sĩ sẽ kê thuốc, khuyến khích thay đổi cách ăn uống để loại trừ một thức ăn có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
(Theo Kids Laryngitis Disease)
ĐỖ QUYÊN