1. Tổng quan viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận cấp là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nặng. Các biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu nặng khác bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu nặng sốt (nhiễm trùng đường tiết niệu nặng kèm theo sốt, bất kể có hay không có đau hoặc căng ở vùng hông), viêm tuyến tiền liệt cấp tính và nhiễm khuẩn huyết tiêu điểm đường tiết niệu.
Những tình trạng này có thể gây rối loạn điều hòa phản ứng của bệnh nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng. Viêm thận bể thận là tình trạng viêm của bể thận và thận. Sự khu trú như vậy thường được suy ra trên lâm sàng từ sự hiện diện của triệu chứng đau hoặc tăng nhạy cảm vùng hông.
Căn nguyên nhiễm trùng của viêm bể thận được hỗ trợ bởi phân tích nước tiểu cho thấy vi khuẩn niệu hoặc đái mủ (hoặc cả hai) và cấy nước tiểu cho thấy vi khuẩn gây bệnh, thường là Escherichia coli hoặc trực khuẩn gram âm khác.
2. Nguyên nhân viêm thận bể thận cấp
- Nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây nên theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản rồi đến đài bể thận, hoặc do đường máu đưa đến khi có nhiễm trùng huyết.
- Vi khuẩn gây bệnh viêm thận bể thận cấp thường gặp là Gram âm... như: E. Coli, Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter... Theo các nghiên cứu vi khuẩn Gram (+) ít gặp dưới 10% trong đó đa phần là Enterococcus, Staphylococcus...
- Yếu tố thuận lợi gây viêm thận bể thận cấp là nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng trong trường hợp trào ngược bàng quang – niệu quản, sau khi soi bàng quang – niệu quản, chụp thận ngược dòng (UPR).
- Sau phẫu thuật hệ tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi, khối u, hội chứng chỗ nối, xơ sau phúc mạc, hẹp bể thận niệu quản và có thai…
- Có ổ viêm khu trú: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm ruột thừa, viêm phần phụ...
3.Dấu hiệu nhận biết viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận thường biểu hiện đột ngột với các dấu hiệu và triệu chứng của cả viêm toàn thân bao gồm sốt và sốt cao, người bệnh thường ớn lạnh và khó chịu. Viêm bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và khó tiểu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay thường đưa ra nhiều các quan điểm và chưa thống nhất được các tiêu chí chẩn đoán. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều bệnh nhân và có đến 20% bệnh nhân không có các triệu chứng về bàng quang, và một số bệnh nhân không sốt.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về viêm thận bể thận đã làm không yêu cầu sự hiện diện của đau hoặc tăng nhạy cảm vùng hông như một tiêu chuẩn chọn bệnh. Biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh rất khác nhau, từ đau hông nhẹ đến sốt nhẹ hoặc không sốt đến sốc nhiễm trùng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết rất khác nhau giữa các các nghiên cứu (dao động từ <10 đến> 50%); tỷ lệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của bệnh nhân và cao hơn trong số những bệnh nhân bị bệnh nặng, suy giảm miễn dịch, tắc nghẽn đường tiết niệu và những người từ 65 tuổi trở lên.
4.Chẩn đoán viêm thận bể thận cấp
Sau khi khám lâm sàng các bác sĩ nghi ngờ viêm thận bể thận cấp cấp sẽ chỉ định làm các xét nghiệm như công thức máu, cấy máu cấp,… nếu sốt cao > 39 – 40 độ C kèm theo rét run thì đa số (khoảng 80%) các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn Gram (-) E. Coli, ít gặp hơn là Enterobacter, Klebsiella, Proteus và Pseudomonas.
Nếu sốt hoặc tiếp tục có dấu hiệu nhiễm trùng sau 3 ngày điều trị các bác sĩ chỉ định siêu âm, chụp cắt lớp (CT) thận có thể phát hiện được vị trí tắc nghẽn và ổ áp xe quanh thận để có chỉ định ngoại khoa dẫn lưu.
Tuy nhiên trên thực tế, các biểu hiện của viêm thận, bể thận cấp rất đa dạng nên dễ làm nhầm lẫn với những triệu chứng viêm nhiễm khác.
Do đó muốn chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành các xét nghiệm về công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp Xquang, hoặc chụp cắt lớp bụng.
5.Điều trị viêm thận bể thận cấp
Tuỳ và từng bệnh nhân cụ thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng bệnh lý nền kèm theo mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp. Ngoài các thuốc kháng sinh hoặc cần phối hợp thêm kháng sinh, khám viêm, người bệnh có thể cần bù đủ dịch bằng đường uống và hoặc đường truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau khi đau,…Nếu trường hợp bệnh nhân có diễn biến lâm sàng không thuận lợi mặc dù đã điều trị tình trạng không cải thiện hơn có thể được các bác sĩ xem xét điều trị can thiệp ngoại khoa.
Nhưng đa số các trường hợp bệnh tiến triển thường là tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, các triệu chứng lâm sàng thường khỏi nhanh, nhiệt độ giảm, tiểu tiện nhanh trở lại bình thường (nước tiểu trở lại bình thường sau 1 đến 2 tuần), bạch cầu niệu giảm, bạch cầu máu cũng giảm.
Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh là biện pháp quan trọng được sử dụng điều trị, đặc biệt là các kháng sinh có tác dụng tốt đối với vi khuẩn gram (-). Điều trị triệu chứng theo từng trường hợp, nếu sốt cao, đau phải dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, đặc biệt phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để như sỏi thận, sỏi tiết niệu, các bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, tiền liệt tuyến, âm đạo...
Tóm lại: Viêm thận bể thận cấp là bệnh do nhiễm khuẩn do đó vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ở bộ phận sinh dục rất quan trọng.
Thói quen tắm ao hồ, sông suối của nhiều người ở các vùng nông thôn rất dễ nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, khi đó vi khuẩn sẽ ngược dòng tiến sâu vào bàng quang, tiết niệu, thận. Do vậy, cần có thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thai càng đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể vì khi có thai những thay đổi ở môi trường âm đạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Đối với các bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu cần được điều trị triệt để.
Nếu điều trị không đúng bệnh sẽ tái phát nhiều lần, chuyển thành mạn tính, tăng huyết áp, suy thận, bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc hội chứng urê máu cao. Do vậy, khi có các biểu hiện viêm nhiễm cần được điều trị sớm các nguyên nhân gây nghiễm khuẩn tiết niệu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Người bệnh khi có nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cần điều trị triệt để. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, cần uống đủ nước hàng ngày, không nhịn tiểu cũng là một biện pháp phòng bệnh.
Mời bạn xem thêm video
Bộ Y Tế: Mở Cửa Cho Người Nhập Cảnh, Không Cần Giấy Tiêm Chủng | SKĐS