Hà Nội

Viêm tai giữa ở người lớn biểu hiện thế nào?

28-10-2023 15:36 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nhiều người cho rằng chỉ có trẻ em mới hay bị viêm tai giữa nhưng thực tế người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy ít gây nguy hiểm hơn so với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Viêm tai giữa mạn tính ở người lớn có nên phẫu thuật không?Viêm tai giữa mạn tính ở người lớn có nên phẫu thuật không?

SKĐS - Viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý thường gặp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của người bệnh (khu vực ở ngay phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng, có hiện tượng bị sưng lên, đau, chảy dịch, cơ thể bị sốt nên sẽ gây khó chịu cho người bệnh.

Viêm tai giữa xuất hiện ở người lớn do đâu?

Viêm tai giữa người lớn được chia ra làm ba loại chính:

Viêm tai giữa cấp tính: Là chức năng của vòi nhĩ của tai bị rối loạn do nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.

Viêm tai giữa mãn tính: Là tình trạng viêm tai kéo dài, có dịch hoặc mủ. Khi để lâu bệnh này có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa ứ dịch: Lớp niêm mạc của tai bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng chảy dịch. Phần dịch này bị ứ lại phía sau màng tai, tạo thành chất nhầy và có độ keo dính.

Viêm tai giữa ở người lớn xuất hiện khi: Có các bệnh lý như: Viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang hoặc đôi khi có các khối u lành hoặc ác tính ở vòm mũi họng.

- Có các yếu tố nguy cơ gây ra viêm tai giữa như: VA bị phì đại, u xơ vùng vòm mũi họng… từ đó gây chèn ép và làm tắc vòi nhĩ cơ học.

- Viêm nhiễm làm sưng lớp niêm mạc.

- Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

- Thay đổi đột ngột áp lực như khi đi máy bay hoặc lặn hụp sâu…

Viêm tai giữa ở người lớn biểu hiện thế nào? - Ảnh 2.

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của người bệnh bị nhiễm trùng. Ảnh minh hoạ.

Biểu hiện viêm tai giữa ở người lớn

Ở người lớn, triệu chứng viêm tai giữa dễ gặp nhất đó là cảm thấy đau tai, đôi khi kèm theo nhói tai. Bệnh nhân có thể bị đau lan lên cả phần đầu, khiến cho tai bị tê cứng, có cảm giác sưng và nóng. Ngoài ra, cũng sẽ thấy tai bị ù, sức nghe bị giảm sút, nghe không rõ và hay thấy trong tai cảm giác ọc ọc như có nước.

Dịch, mủ ở tai chảy ra bên ngoài theo từng đợt. Nhất là khi thời tiết thay đổi hay chuyển mùa, hiện tượng chảy dịch này sẽ xuất hiện nhiều hơn. Thông thường phần dịch mủ này có màu vàng và mùi rất hôi, rất khó chịu.

Khi thấy tai có dịch mủ, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được thăm khám, nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Khi dùng thuốc trị viêm tai giữa, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nhỏ thuốc vào tai đúng cách.

Cần rửa tay sạch với xà phòng rồi mới nhỏ tai. Tuân thủ số giọt và số lần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa chỉ dùng để nhỏ vào tai, không được uống hay nhỏ vào mắt. Không được để đầu lọ thuốc chạm vào trong tai, hay các bề mặt khác, hạn chế sự lây nhiễm chéo của vi khuẩn từ tai và môi trường vào thuốc.

Thực tế, có rất nhiều người bệnh tự ý mua thuốc về điều trị hoặc nghe theo hướng dẫn của bệnh nhân từng bị mắc bệnh. Chỉ đến khi tình trạng bệnh không đỡ hoặc có xu hướng nặng hơn, mới bắt đầu đi khám.

Tuy nhiên, thuốc trị viêm tai giữa cũng có một vài tác dụng phụ như sau:

  • Đau tai.
  • Rát tai.
  • Ngứa tai hoặc nổi mẩn toàn thân.
  • Nhức đầu.
  • Các phản ứng dị ứng như: Khó thở, sưng, phù mặt…

Do đó, người bệnh mắc phải viêm tai giữa hay viêm tai giữa có mủ ở người lớn, cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy các biểu hiện bất thường, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.

Nếu nghi ngờ viêm tai giữa hoặc thấy tai có dịch, có máu, dù lượng máu ít hay nhiều… cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Để phòng ngừa viêm tai giữa, cần vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày, tránh khói thuốc lá, vệ sinh tay sạch sẽ khi chạm vào tai. Điều trị nhiễm trùng tai sớm, đeo thiết bị bảo vệ tai khi tiếp xúc với tiếng ồn, đeo nút tai khi đi bơi... để bảo vệ tai.

BS Phạm Bích Đào
Ý kiến của bạn