Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hỗ trợ giảm bệnh trong mùa dịch

23-02-2022 08:00 | Y học 360
google news

Viêm phế quản là bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp,…

Với cuộc sống công nghiệp hóa ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại, thay đổi thời tiết, độ ẩm là những nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Theo thống kê, viêm phế quản mạn tính chiếm 3-5% ở nông thôn, 8-10% tại các khu công nghiệp, 17% ở các nhà máy. Hàng năm có khoảng 8-15% người mắc viêm phổi. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc cao, nam mắc nhiều hơn nữ, thường xuất hiện vào những tháng mùa đông.

Biến chứng có thể gặp của viêm phế quản là tình trạng bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tổn thương nghiêm trọng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tràn mủ màng phổi,… thậm chí, bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng. Viêm phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên tái phát, tuyến tiết nhầy bị phì đại, xơ hóa, phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi bị phá hủy, giãn phế nang.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản gồm:

Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, virus hoặc cả hai.

Viêm phế quản mạn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

photo-1645150579867

Viêm phế quản bao gồm viêm phế quản cấp tính và mạn tính

>>> XEM THÊM: Hen phế quản không thể chủ quan và cách phòng ngừa cho trẻ em TẠI ĐÂY!

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc lá, bụi, ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mạn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mạn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..) và người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:

- Tác động của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc,…

- Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây bệnh.

- Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn người khác (thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói).

- Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.

>>> XEM THÊM: Cảm giác khó thở như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị  TẠI ĐÂY!

Triệu chứng viêm phế quản

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các triệu chứng viêm phế quản mạn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mạn tính xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như:

- Ho dai dẳng kéo dài.

- Khạc đờm (có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu).

- Khó thở, thở khò khè.

Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu viêm phế quản mạn tính khác như:

- Mệt mỏi, ớn lạnh.

- Sốt.

- Tức ngực.

- Tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng.

- Do tình trạng thiếu oxy trong máu nên da và môi của những người bệnh giai đoạn sau thường xanh xao, nhợt nhạt.

- Một số trường hợp còn có thể dẫn tới hiện tượng phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân.

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hỗ trợ giảm bệnh trong mùa dịch - Ảnh 2.

Viêm phế quản thường gây ra triệu chứng ho, tức ngực

Biến chứng viêm phế quản

Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp.

Ở trẻ em có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi, viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là trường hợp nặng cần phải đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám bệnh, làm xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Để tránh biến chứng viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.

>>> XEM THÊM: Viêm phế quản mãn tính - Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết  TẠI ĐÂY!

Hỗ trợ giảm viêm phế quản trong mùa dịch

Hiện nay, do môi trường ô nhiễm cùng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên nhiều người đang có xu hướng dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh về đường hô hấp cũng như bảo vệ phổi, phế quản.

TPBVSK Bảo Phế Vương của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu với thành phần chính Fibrolysin - đây là hỗn hợp muối Kẽm gluconate và Methylsulfonylmethane. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của chiết xuất các loại thảo dược như: Nhũ hương, cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác, cao xạ can, iod, selen… đang được nhiều người tin dùng.

Kẽm gluconate có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô đường thở, điều hòa hệ miễn dịch, tăng khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ kẽm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư phổi.

Methylsulfonylmethane (một thành phần trong hỗn hợp tạo nên Fibrolysin) có tác dụng hỗ trợ chống tổn thương, xơ sẹo, ngăn ngừa sự dày lên của niêm mạc đường thở.

Mới đây, các nhà khoa học trên thế giới đã công bố một nghiên cứu chứng minh rằng, sự phối hợp của 2 chất Kẽm salicylate - Methylsulfonylmethane (Zn-Sal-MSM) có tác dụng giảm sự tăng sinh và lắng đọng collagen tuýp I và fibronectin tại mô phổi. Điều này giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ hóa phổi, từ đó cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản, xơ phổi.

Trên thực tế hiện nay, sự phối hợp của Kẽm và Kethylsulfonylmethane trong các TPBVSK chưa xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Hoạt chất này được đăng ký độc quyền bởi Công ty Dược phẩm Á Âu với tên gọi Fibrolysin (Fibro là xơ, lysis là tiêu hủy, Fibrolysin là tiêu hủy tổ chức xơ hóa tại phổi).

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hỗ trợ giảm bệnh trong mùa dịch - Ảnh 3.

TPBVSK Bảo Phế Vương giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản

Sản phẩm đầu tiên, duy nhất có chứa Fibrolysin tại nước ta, dùng hỗ trợ cho người mắc các bệnh về phổi, phế quản là TPBVSK Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho; Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản.

Sản phẩm Bảo Phế Vương chuyên dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.

Cách dùng: Uống 4-6 viên/ngày, chia 2 lần. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.

Để mua được sản phẩm TPBVSK Bảo Phế Vương chính hãng, người dùng có thể liên hệ trực tiếp tới:

Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - AEROPHA

ĐC: Số 171 phố Chùa Láng – Láng Thượng – Đống Đa – TP. Hà Nội.

ĐT: 024 3846 1530 – 028 6264 7169 | Website: https://duocphamaau.com/

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Diễm Hằng
Ý kiến của bạn